Ông Đặng Thọ Dũng, thông báo cho chúng tôi một tin vui là Thượng tọa Pháp Tông, trụ trì chùa Huyền Không và Hòa Thượng Viên Minh – Ngài chủ trì chùa Bửu Long- người được Phật giáo Nam Tông Thừa Thiên Huế cung thỉnh về Huế làm lễ thọ Sadi giới, đồng ý cho dự khán và ghi hình trong một buổi lễ thọ giới, xuất gia của 3 nhà sư sau những năm tháng tu phụng và làm công quả. Đó là:
Buổi lễ thọ giới cho 3 vị trên tổ chức vào ngày 01/7/2013 tai Chùa Huyền Không I.
Được vinh hạnh dự buổi lễ thọ giới, người viết bài thực sự ngạc nhiên. Tôi ngạc nhiên bởi bản thân cũng đã từng chứng kiến một số lần xuất gia, xuống tóc, qui y và cả những lễ thọ phong của một số chùa, một số nơi nhưng cách tiến hành bài bản và trang trọng như Nam Tông Thừa Thiên Huế tổ chức thì rất hiếm.
Thiền viện Bửu Long ngày nay được xem như là Tổ đình của Phật giáo Nam Tông Việt Nam, Tổ đình ở đây không có nghĩa là ngôi chùa đầu tiên của Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam, mà là địa điểm cư ngụ và tôn thờ vị khai sáng Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam.
Hòa Thượng Viên Minh được coi là vị Trưởng lão có uy tín nhất trong Chư tăng ni của Phật giáo Nam Tông Việt Nam hiện nay.
Hôm nay, sau những ngày du giảng pháp tại nước ngoài, Hòa Thượng về Huyền Không chủ trì lễ thọ giới cho 3 Giới Tử trên.
8 giờ sáng, buổi lễ bắt đầu. Các Phật tử xa gần có mặt đông đủ tại Huyền Không. Mọi người đọc kinh, cầu nguyện khoảng 1 giờ đồng hồ thì các Chư tăng ni xuất hiện. Dẫn đầu và dưới lọng vàng là Hòa Thượng Viên Minh, theo sau là thượng tọa Pháp Tông và các Chư tăng ni chủ chốt của Phật giáo Nam Tông Thừa Thiên Huế.
Sau những thủ tục cung thỉnh, bái lễ, Đại Đức Chơn Hữu, người dẫn chương trình trịnh trọng giới thiệu, yêu cầu 3 vị Sadi tương lai tiến vào chánh điện. Từ phút này, các công đoạn kiểm tra kinh pháp, xét hỏi nguyện vọng, vấn lục qui tắc…đều được dùng bằng tiếng Pali.
Vâng! Có hiểu về qui tắc của người tu hành mới thấy hết ý nghĩa của cái thời khắc cảm động và thiêng liêng này. Bởi, khi đã xuất gia (và nhất là khi đã chính thức trở thành một nhà sư), với gia đình, cá thể nhà sư dù không “tử biệt” nhưng kể như đã “sinh ly”. Một Sadi khi đã đắp y thì mặc nhiên họ đã là người “Hết mình vì việc chung” và “Quên mình vì Phật pháp”. Họ không còn (hay là vượt lên) khỏi nghĩa vụ và trách nhiệm đối với gia đình, cha mẹ mà trách nhiệm của họ là trách nhiệm với chúng sinh. (hoặc cũng có thể, theo Phật giáo Nam Tông thì đơn thuần giải thoát bản thân)
Cũng từ lẽ ấy, sau khi thọ phong và đắp y ngay cả bậc sinh thành ra họ khi gặp cũng cúi lạy vị sư này cầu phước như mọi người khác.
Cũng từ lẽ ấy, từ khi thọ giới, Phật giáo có thêm một nhà sư áo vàng niệm cầu cho đại độ chúng sinh, truyền bá phật học, tụng kệ…
Với quản trị xã hội, các Chư tăng ni cùng kết hợp chính quyền, các tôn giáo khác và các tổ chức xã hội giáo dục, định hướng nhân bản, hướng tới Chân-Thiện-Mỹ…
Sau đó là việc xếp chỗ ngồi cho 3 vị Sadi, họ yên vị rồi nhận cúng dường của phật tử, chủ yếu gồm tứ vật dụng cần thiết hàng ngày…
- 12/08/2013 03:34 - Tìm hiểu TG 4: Những Nhà Sư - Ngôi chùa Phật giáo Nguyên Thủy
- 05/08/2013 22:44 - Tìm hiểu TG 3: Những Nhà Sư - Ngôi chùa Phật giáo Nguyên Thủy
- 28/07/2013 14:23 - tìm hiểu tôn giáo Bài thứ 2: Những điều nghe và thấy
- 27/07/2013 13:42 - Bài tiếp theo: Tìm hiểu sơ bộ về Phật Giáo
- 19/07/2013 09:56 - Bài Phi Lộ trước khi viết về Phật Giáo-Chùa...
- 19/06/2013 20:13 - Đây là Đài truyền thanh...anh nói trước hay em nói trước?
- 19/06/2013 08:33 - Đồng bằng sông CL- nỗi lo căn bệnh ung thư
- 05/04/2013 03:17 - Phượt câu NamNinh TQ - Bài tổng kết
- 04/04/2013 15:03 - Phượt TQ (bài dành riêng cho đàn ông)
- 04/04/2013 11:02 - Phượt Câu Nam Ninh-Quảng Tây TQ (bài 10)