Uocmonho.com

Đồng bằng sông CL- nỗi lo căn bệnh ung thư

    Năm 2012, tổ chức y tế thế giới đã thống kê được Việt Nam là quốc gia có số người mắc bệnh ung thư cao nhất. Mỗi năm, số bệnh nhân nhập viện vì ung thư lên đến con số 150.000, trong đó, có 75000 người phải tử vong, con số này không dừng lại mà có xu hướng tăng nhanh trong những năm tiếp theo nếu như không có biện pháp ngăn ngừa triệt để.
.
 Ung thư là căn bệnh gây chết người thứ hai chì sau bệnh tim mạch. Hầu hết các bệnh ung thư điều có ở mọi độ tuổi tứ trẻ em đến người già.theo số liệu thống kê của bệnh viện Bạch Mai Hà Nội năm 2012, số người tử vong vì ung thư khoảng 75000 người, và mỗi năm có thêm khoảng 110.000 ca mắc thêm bệnh ung thư mới.

            Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư. Những nguyên nhân đó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống chúng ta hàng ngày mà chưa ai để ý tới, đến khi có triệu chứng đặc biệt mới đến bác sĩ thì bệnh đã chuyển sang di căn. Phần lớn do cơ chế ăn uống không phù hợp, mội trường sống và làm việc không ổn định…

            Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là khu vực có tỉ lệ bệnh nhân mắc ung thư khá cao. Điều đó dễ hiểu vì ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất nước ta, hàng năm khu vực này cung cấp một sản lượng lúa rất lớn cho cả nước và xuất khẩu. Vì vậy, việc người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) ngày càng tăng nhanh. Tuy nhiện, ít ai hiểu rằng việc sử dụng thuốc BVTV như vậy sẽ làm ô nhiễm nặng nguồn nước sinh hoạt của mọi người gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ. Hậu quả của tình trạng ô nhiễm nguồn nước do thuốc BVTV gây ra là số người mắc

 

 bệnh ung thư ngày càng tăng đáng kể.

            Các hộ nuôi trồng thuỷ sản thì nhiều cơ sở lạm dụng quá mức nguồn thức ăn và các loại thuốc tiệt trùng hoặc điều trị bệnh làm ô nhiễm nặng nguồn nước sạch của bà con.

            Một “hung thủ” đáng nói làm ảnh hưởng đến bệnh ung thư là tình trạng ô nhiễm không khí. Chúng ta thừa hiểu rằng con người sống được là nhờ  vào quá trình hô hấp. Thế nhưng bầu không khí trong lành giờ đã không còn như xưa nữa. Ngày nay xã hội ngày càng hội nhập và phát triển nên các khu công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp mọc lên càng nhiều. Trong quá trình sản xuất đã thải ra môi trường một lượng lớn khói bụi bẩn làm ô nhiễm không khí đặc biệt là những nơi có các nhà máy xay xát gạo, nhà máy chế biến lương thực ở ĐBSCL. Nếu cứ hít vào cơ thể thường xuyên thì lâu ngày sẽ hình thành những chứng bệnh đường hô hấp. Từ bệnh đường hô hấp chuyển qua ung thư chỉ còn là thời gian nếu không chữa trị kịp thời.

            Không ở đâu xa, ngay tại Thành Phố Cần Thơ là TP trực thuộc Trung Ương nhưng vấn đề ô nhiễm vẫn diễn ra thường xuyên và kéo dài. Đó là trường hợp của các nhà máy chế biến cá basa, hàng ngày người dân khu vực này phải sống trong mội trường hôi thối, hỏi thăm một chị là y tá của một trạm y tế gần đó thì chúng tôi được biết: vào mỗi buổi sáng thì các nhà máy này thải ra một mùi hôi rất khó chịu. Đến trưa, mùi hôi này bốc len dưới ánh nắng gay gắt làm cả vùng trở nên hôi thối. Tình trạng này đã kéo dài rất lâu. Chị còn cho biết thêm, thời gian trước có một số bệnh nhân đến khám thì phát hiện mình bị viêm đa cấp đã lâu ngày và sắp chuyển sang ung thư đường hô hấp, cũng may các trường hợp này được phát ghiện và điều trị kịp thời do gần trạm y tế. Vậy còn bà con ở xa, điều kiện còn eo hẹp thì phải làm sao? Đã biết vậy nhưng làm sao bà con có thể tránh khỏi, không lẽ cứ ở suốt trong nhà không ra đường? Nhưng biện pháp này làm sao thực hiện được, chẳng lẽ cứ kéo dài tình trạng này?

            Một vấn đề nữa, còn nhớ năm 2012, Việt Nam lên tiếng tẩy chay hàng Trung Quốc do phát hiện hàng Trung Quốc gây ung thư, khuyến cáo người dân sử dụng hàng Việt Nam chất lượng cao…nhưng thật sự hàng Việt Nam có hoàn toàn tốt? Thực ra hiện nay, chúng ta thừa biết rằng một bộ phận người Việt Nam vì lợi ích riêng của mình mà hại cả người Việt mình, dẫu biết rằng thực phẩm kém chất lượng nên sau khi ăn sẽ dẫn đến mắc bệnh, nhưng khi đã biết kém chất lượng mà còn tẩm hoá chất độc hại để giữ lâu ngày đem đi bán lấy tiền bỏ túi. Đó là những trường hợp đặc biệt diễn ra ở ĐBSCL trong thời gian qua mà dư luận vẫn còn ngỡ ngàng. Cà Mau, Bạc Liêu là hai tỉnh có nguồn nước mặn rất cao nên việc nuôi cua, ghẹ phát triển mạnh. Thế nhưng gần đây, người dân đang xôn xao về việc “gắn chân, bơm bột mì làm gạch cua” cho những chú cua, ghẹ “thương binh” trở nên bình thường, tươi rói, bóng bẩy, giá thành cao. Chưa hết, những con tôm nổi tiếng của vùng sông nước giờ lại được bơm thạch rau câu vào trở nên no tròn, trọng lượng tăng lên đáng kể. Ngoài ra còn việc nhuộm hoá chất sản xuất sơn lên ổi làm cho ổi xanh mượt, da căng min … Vậy thì, chúng ta tẩy chay hàng Trung Quốc để làm gì khi hàng Việt Nam còn rất tệ? Nhưng có ai đã từng nghĩ rằng vì lợi nhuận nhất thời mà đem đến hậu quả lâu dài cho đồng bào mình, đó là những căn bệnh quái ác do các hoá chất mang lại, đặc biệt là ung thư? Nói như vậy không phải chùng tôi chê hàng Việt mà có lẽ vì chúng tôi quá bức xúc trước tình trạng “buôn gian, bán lận” của một bộ phận người Việt Nam.

            Là một người con của vùng đồng bằng sông nước chúng tôi rất bức xúc trước những việc làm này, thực ra bệnh ung thư chúng ta có thể phòng ngừa nhưng tại sao ngày càng nhiều người mắc bệnh? Chẳng lẽ tất cả đều do người dân thiếu ý thức trong việc sử dụng thuốc BVTV hay những trường hợp bán hàng kém chất lượng? Nói đi cũng phải nói lại, trách người làm là một chuyện nhưng các cấp quản lí, các cơ quan có thẩm quyền trực tiếp có thực sự quan tậm đến vấn đề trên? Thiết nghĩ việc sử dụng thuốc BVTV bừa bãi và việc các nhà máy thải khí, bụi bẩn ra môi trường gâu bệnh đã xảy ra nhiều năm nhưng tại sao đến bây giờ vẫn chưa khắc phục được, hay là các cấp quản lí chỉ xử phạt sơ sài hay cố tình làm ngơ “ai làm người ấy chịu” nên tình trạng đó vẫn diễn ra và ngày càng nghiêm trọng. Nói trắng ra là các cơ quan quản lí chưa làm đúng trách nhiệm của mình, chưa quan tâm đến đời sống, sức khoẻ của người dân nên không mạnh tay xử phạt với các trường hợp trên. Nếu được nhà báo, phóng viên hỏi tời thì mạnh ông nào cứ phớt lờ, đổ lỗi cho nhau hay dùng một số quan hệ từ: chắc tại, vì, do. Bởi, có lẽ, cho nên…để trốn tráng trách nhiệm của mình, hoặc hứa sẽ cố gắn khắc phục nhưng có làm đâu. Trên thì chửi dưới, dưới chửi người thấp hơn nữa, thấp hơn thì đổ lỗi cho lính và nhân viên dưới quyền. Chung cuộc,  người phải chấp nhận chịu thiệt thòi tất cả không ai xa lạ là những người dân vô tội,. Có nơi các cấp quản lí viện lí do là nhiều quá quản lí không hết, có khi thậm tệ hơn là trách người dân ham đồ rẻ tiền nên mua về nhà sử dụng gây mắc bệnh không muốn. Nhưng thực sự những thực phẩm đã tẩm hoá chất có rẻ hay không hay là giá cao ngất ngưỡng gấp 3 đến 4 lần giá bình thường?

            Vì vậy, nếu đã tẩy chay hàng Trung Quốc thì phải đảm bảo hàng Việt chất lượng, phải răn đe thẳng tay những người làm sai trái để làm gương. Đồng thời trong điều kiện kinh tế bà con vùng ĐBSCL còn eo hẹp nên cần phải chủ động giữ vệ sinh chung, sử dụng thuốc BVTV đúng cách, ăn uống vệ sinh, ăn chính uống sôi, khi ra đường cần trang bị đầy đủ dụng cụ đi đường, nếu có điều kiện thì đi khám thường xuyên mỗi tháng một lần, nếu không thì 6 tháng1/lần. Khi có triệu chứng lạ cần đến bệnh viện sớm, các quý ông cần hạn chế rượu bia, thuốc lá… Đó là những biện pháp đơn giản mà mỗi cá nhân ai cũng có thể thực hiện được vì sức khoẻ bản thân của mỗi người.
Minh Tân - Cộng tác viên Uocmonho tại Đồng bằng sông CL ( 0939428728)
 
Sưu tầm comments của UocMoNho:

Bà bán rau thì 1 ruộng trồng rau bán, 1 ruộng trồng rau ăn.
Bà bán lợn thì 1 chuồng nuôi lợn bán, 1 chuồng nuôi lợn ăn.
Ông bán cá thì 1 ao nuôi cá bán, 1 ao nuôi cá ăn.
Người nọ bán cho người kia cái đồ mà mình không muốn ăn, cuối cùng, ai cũng ăn cái đồ mà mình không muốn ăn nhưng lại để người khác ăn.

Rác mình không muốn để trong nhà, thay vì vứt vào hố rác thì để cửa nhà hàng xóm, một vòng tròn nhà nọ vứt cửa nhà kia, nên cửa nhà nào cũng có rác.
Không khí thì ô nhiễm, đồ ăn thức uống thì phun thuốc, ướp tẩm hóa chất vô tội vạ, đồ dùng, đồ chơi thì toàn nhựa tái chế, chất lượng kém, đầy chì. Làm sao mà tỷ lệ ung thư không tăng vòn vọt?

 Bức xúc vô cùng với sự quản lý của chính quyền về những vấn đề liên quan đến sức khỏe của người dân, của nòi giống.

Ra đường giờ biết ăn cái gì đây? Cá biển thì u-rê; cá đồng thì tăng trọng, thịt lợn, thịt gà... đều có thể bị hóa chất chống ôi thiu, rau củ quả thì thuốc siêu kích thích. Tưởng ăn chuối là lành, nào ngờ cũng tắm thuốc trừ sâu để quả non cũng chín vàng.

Nhà mình mua táo Mỹ ở BigC, ăn còn sót lại một quả nằm ở góc tủ lạnh nên không biết.Chừng nửa tháng sau lấy ra vẫn tươi nguyên.

Chả phải hoàn toàn do thực phẩm, cả thói quen của người Việt nữa, con trai ở nông thôn uống rượu như nước lã, cạnh nhà em cho bọn sinh viên thuê mà nó hút thuốc lào cả ngày đến quần áo phơi cũng ám mùi nữa là phổi gan. Không ung thư sớm mới là lạ.

Hầu hết quê mình, nhà nông mà bán rau, cỏ, quả, đều có 1 góc để ăn riêng, còn lại để bán, khi đã xác định để bán, thì họ cũng thả phanh việc phun thuốc, mà hầu hết đều là thuốc cấm, với mục đích là nhanh, nhàn, rẻ, tiện....Nhưng oái oăm là: thuốc trừ sâu, kích thích hầu hết đều xâm nhập lớn nhất vào người phun (vì họ không có đồ bảo hộ đúng cách), chứ người dùng cũng bị, nhưng ít hơn ngừoi phun. Thế nên ở quê, vẫn ăn đồ "sạch" mà tỷ lệ ung thư vẫn rất cao, cao lắm (quả báo???)
Hàng ngày, đài, báo, tivi cứ ra rả các vụ ngộ độc thực phẩm, các loại hóa chất cấm, các thực phẩm bị cấm. Nhưng người dân VN quá coi thường mạng sống của chính mình, lúc khỏe thì cứ thoải mái nói "ôi, chết là cùng, tôi chả sợ chết", người VN mình chiến tranh chết sờ sờ bao nhiêu thế còn chả sợ, đương nhiên là chúng ta anh hùng rồi, nhưng liệu chúng ta có chết ngay không?????.
Ngay như "tiết canh": bao nhiêu vụ ngộ độc thế, bao nhiêu loại bệnh kèm theo, thế mà tết rồi, mình đi từ quê chồng (Nam định) sang quê mình (Hải dương) rồi lên nơi văn mình nhất VN (thủ đô HN), mọi người vẫn ăn ầm ầm, lại còn lý sự: "lợn, vịt... nhà nuôi, lành lắm, không sao đâu", "báo chí đang nói tiết canh lợn, mình ăn tiết canh vịt, dê, ... chả sao đâu…Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ!

SGTT.VN - Tại hội nghị khoa học quốc tế về phòng chống ung thư tổ chức ở BV Bạch Mai ngày 11.4, ông Mai Trọng Khoa, phó GĐ BV Bạch Mai, cho hay mỗi năm có khoảng 110.000 ca mắc ung thư mới tại VN.

Cũng theo ông, số tử vong do ung thư hằng năm lên đến 82.000 trường hợp, tỉ lệ tử vong/mắc lên đến 73,5% và vào loại cao hàng đầu thế giới.

Được biết, tỉ lệ tử vong/mắc ở bệnh nhân ung thư chung toàn thế giới là 59,7%.

Ở các nước phát triển, tỉ lệ này hạ xuống 49,4% và các nước đang phát triển là 67,8%, đều thấp hơn tỉ lệ tử vong ở VN.

Theo báo cáo tại hội thảo, 15 loại ung thư thường gặp nhất ở VN là phổi, vú, đại trực tràng, dạ dày, gan, tiền liệt tuyến, tử cung/cổ tử cung, thực quản, bàng quang, u lympho không hodgkin, khoang miệng, bệnh bạch cầu, tụy, buồng trứng và thận, trong đó thường gặp nhất ở nam giới là ung thư phổi và nữ giới là ung thư vú, kế đến là đại trực tràng, dạ dày, tiền liệt tuyến ở nam và ung thư tử cung, cổ tử cung ở nữ giới.


Số mắc các loại ung thư khác nhau giữa các vùng địa dư, trong đó tỉ lệ mắc ung thư cổ tử cung ở TP.HCM gấp gần sáu lần Hà Nội, nhưng ung thư vú ở Hà Nội lại cao gấp rưỡi TP.HCM.


Nam giới TP.HCM mắc ung thư gan nhiều, nhưng nam giới Hà Nội mắc ung thư phổi nhiều
hơn hẳn…

Đã ai biết sợ chưa? 

 

Ông : Đăng Thọ Dũng
Emai: dangthodung@yahoo.com
Số TK  Ước Mơ Nhỏ - Đặng Thọ Dũng: 2009206008503
Tại: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Chợ Mới, Đà Nẵng 
                                                                                                                                                                                                

Sống là cho…
Triết học phương đông có câu: “Làm cho mình là làm cho cuộc sống, còn làm cho người là làm cho cuộc đời!”.
Với quan điểm nhân thiện, câu nói trên đã đi xuyên suốt lịch sử và làm nền tảng nhân ái của loài người. Đối với chúng tôi nó có một ý nghĩa cực kỳ sâu sắc...
  • Tin mới

  • Đọc nhiều nhất