.
Ở Hòn Đất nói riêng và Kiên Giang nói chung hình như những con đường đều chạy dọc ven sông hoặc ven kênh. Có lẽ từ xa xưa, người ta đã khơi kênh lấy đất đắp lên đường. Những con đường hôm nay cứ trải dài, rợp bóng cây xanh, uốn theo những dòng sông, dòng kênh nhuốm sậm phù sa. Trong lòng sông ấy, những con thuyền, những chiếc ghe từ tam bản đến độc mộc ngược xuôi. Tiếng máy tàu rộn rã xen lẫn với tiếng chào hỏi, nhắn gửi, chúc tụng. Sóng lao xao. Khói bếp dã chiến quấn quýt bên những cột ăng ten dã chiến. Dòng sông thật nao nức nhưng khung cảnh cũng thật êm đềm, mộc mạc. Một con thuyền khuất sau bờ xanh thì một con thuyền khác lại hiện ra lướt trên làn nước vẫn sóng lao xao nhấp nhoáng dưới ánh nắng rạng ngời…
Theo con kênh Đường Hòa, thầy trò chúng tôi tìm về gia đình bác Phạm Huy Cập. Tiếp chúng tôi trong căn nhà đơn sơ là một “chuyên gia công nhật” – có nghĩa là cuộc đời bác ai kêu gì là làm nấy. Làm theo giờ, làm công nhật. Mà lạ, nhìn bác, tôi không nghĩ bác là vậy bởi cái điệu cười rổn rảng dễ mến và vầng trán rất cao và thông minh. Hỏi lại thì bác Cập vẫn cười tươi:” Em làm mướn suốt đời mà anh…!”.
Vợ bác Cập (tôi quên không hỏi họ tên) thì mắt nhìn không rõ nên hàng ngày chỉ làm việc nhà và những việc thuê mướn đơn giản. Gia đình có 3 người con. Thật đáng nể khi bác Phạm Huy Cập cho biết 2 con của bác đang học Đại Học Cần Thơ (Đúng như tôi đã nói về sự thông minh). Cháu Phạm Thị Huyền Diệu lớp 7/6 con của bác chính là một trong những học sinh đề nghị nhận học bổng của Ước Mơ Nhỏ. Nói về con gái, hai vợ chồng bác Cập bẽn lẽn khiêm tốn:” Cháu nó học cũng…tương đối!”.
--
Ngày tiếp theo của chuyến khảo sát, tôi dành cho hướng lộ 8 ngàn. Bởi vì hướng ấy, tôi được một vị cán bộ trao đổi về mấy trường hợp học sinh thật đặc biệt. Vị cán bộ khi biết tôi đi khảo sát học sinh đã khẳng định như đinh đóng cột rằng: ”Nếu để nhận học bổng của các bác thì mấy đứa đấy hoàn toàn xứng đáng. Chỉ có điều cách chỗ này khoảng…40 cây số!”. Tôi chợt nghĩ đến một dạo ở Biên Giới Tây Ninh. Ngày ấy đi tìm đến nhà các cháu cũng xa khủng vậy. Tây Ninh mình có kết quả rồi. Chuyến này hi vọng sẽ như vậy. Mà…dẫu gì cũng có sao đâu. OK lên đường!
Tôi trèo lên con Way tàu mà hơi run nhẹ. Run vì cái nhẽ đường không phẳng phiu lắm và cả cái nhẽ mỗi lần qua cầu xe tưng phát hoảng. (có lẽ cái dạ cầu dốc quá). Xe rời lộ 80 để vào một con đường mang cái tên rất …không giống ai: Đường Tám Ngàn. Cây cầu cũng mang tên 8000 và dòng sông chạy dọc theo con đường cũng mang tên sông…8000. Khoan đã bác tài! Cho tôi dừng giữa cây cầu 8000 này một chút.
Trên đỉnh cây cầu 8000 bài trí lãng mạn như cái tên của nó. Dưới chân tôi là dòng sông 8000 mượt mà đang chảy. Sau lưng tôi, dòng sông quay về Rạch Giá. Trước mắt tôi, dòng sông đi tới Hà Tiên và xa tít tắp tại cái ngã Ba sông sắp tơi kia nó rẽ nhánh về An Giang. Thực lòng, tôi rất muốn đi xuôi theo dòng sông ra biển Hà Tiên…
Tôi hỏi bác tài sao có cái tên Tám Ngàn? Phải chăng có ông nào tên Ngàn, thứ Tám đứng ra xây cầu? Không đâu bác ơi! Nơi đây ngày xưa úynh nhau giữa Công Sản và Quân Mỹ ác liệt lắm. Mỹ họ mở chiến dịch truy càn, truy quét Việt Cộng mà trong phương án đánh vùng ra là 8000 mét (tức 8 cây số đường chim bay thì dừng lại). Từ đó, con sông và con đường này gọi là Tám Ngàn luôn…
Nói rồi bác xe ôm gọi tôi lên xe đi kẻo muộn. Chúng tôi lên đường và nhoang nhoáng bỏ sau lưng từng cây tràm, từng khoảng ruộng, mải miết theo con đường Tám Ngàn hơn chục cây số nữa..
Thế nhưng, có ai đã biết đến rằng: anh em, nội tộc gia đình má có tới 33 người ngã xuống, hi sinh trong cuộc chiến và người con gái của má là bà Trần Thị Tư từng là giao liên cho Cách Mạng và cấp trên phải ra lệnh rút bà Trần Thị Tư về…làm dân bình thường kẻo nếu hi sinh nốt thì gia đình hết người nối dõi.
Căn nhà này là nhà tình nghĩa địa phương xây cho mẹ hôm nay cũng đã có chỗ hư hỏng nhưng bài viết này chỉ đề cập đến một thấp thoáng tương lai là đứa chắt ngoại của Má Khánh – Người tôi đang tìm đến: Cháu Nguyễn Thị Mỹ Tuyền học thật giỏi. Tiếp xúc với tôi, mẹ của cháu Mỹ Tuyền nói hồn nhiên nói: ”Tui thấy con bé học sáng dạ lạ lùng. Mỗi năm nó rinh về 2 cái giấy khen. Còn bảng cháu ngoan Bác Hồ thì cũng mấy cái. Đây bác coi…”.
Thật là vui. Tôi thầm cảm ơn vị cán bộ đã giới thiệu. Tất nhiên, trong chuyến khảo sát này tại khu vực, tôi biết thêm cháu Dương Minh Quân. Mẹ cháu là La Ngọc Mãi – Một người phụ nữ Chăm kết duyên cùng anh Dương Văn Hải, nhà thật nghèo, có 3 đứa con theo học…
Thực lòng, sau chuyến khảo sát này, tôi mong được cái kết quả đã nhìn thấy như nơi Biên giới và hơn thế nữa sau 5- 7 năm. Sự kỳ vọng và niềm tin hình như cũng thôi thúc và động viên tôi.
- 13/12/2017 13:32 - Tủ sách thư viện đã vươn về Biên Giới
- 15/10/2017 20:08 - CỞI MỞ HƠN ĐỂ HIỂU THÊM VỀ MỘT AI ĐÓ
- 16/12/2015 18:19 - “TỦ SÁCH YÊU THƯƠNG” tiếp tục sưởi ấm “những trái tim hồng”
- 18/10/2015 01:26 - Bài 2: HÒN ĐẤT KIÊN GIANG - Về trường chị Sứ
- 16/10/2015 06:09 - HÒN ĐẤT KIÊN GIANG- Thương lắm một vùng xa
- 26/08/2015 03:50 - UMN TIẾP TỤC TÀI TRỢ TỦ SÁCH THƯ VIỆN tại xã Hồng Tiến (Huế)
- 25/08/2015 00:00 - Tấm Lòng Vàng 2015- 2016
- 01/07/2015 06:31 - MẮT HỌC, TAY CHĂM, ĐẦU LO LẮNG