Cách
Tp.Huế khoảng chừng 30 km về hướng Tây, men theo quốc lộ 49 vượt qua nhiều dốc
núi cao với hai bên đường toàn là rừng cây bạt ngàn xanh tươi, thi thoảng, một
vài căn nhà gỗ đơn sơ nằm lẽ loi bên cạnh con suối nhỏ
.
hay nằm tỏm trong bụi cây heo hút….chúng ta sẽ đến được với
xã Hồng Tiến, huyện Hương trà, tỉnh TT-Huế. Những ngày đầu, khi mới tới công
tác tại xã Bình Điền cũng thuộc huyện Hương Trà, tôi đã nghe kể rất nhiều về 2
xã Hồng Tiến và Hồng Hạ -đó là hai xã Anh hùng có rất nhiều đóng góp cho cách mạng
nhưng cũng là hai xã đặc biệt khó khăn của huyện, của tỉnh TT-Huế. Bà con ở đây
đa phần là người dân tộc thiểu số như Pahy, Pacô, Vân Kiều….
Quốc lộ 49 lên xã Hồng Tiến
Mấy hôm trước, tôi có cuộc hẹn với anh Nghi, là một cán bộ xã Hồng Tiến để nhờ
anh tìm hiểu xem trên địa bàn xã mình có trường học nào đang khó khăn và cần hỗ
trợ tủ sách thư viện không?... Giống như “nắng hạn gặp phải mưa rào”, ngay lập tức anh mời tôi về nhà để hỏi chuyện.
Tôi cũng đã kể cho anh nghe về Quỹ Ước Mơ Nhỏ, về những lần đi phát học bỗng
cho các em mà chứng kiến điều kiện học tập các em còn thiếu nhiều quá, sách
không đủ, vở không có… nên quỹ mong muốn mang thư viện về với cá em để các em
có thêm điều kiện học tập tốt hơn. Tôi cũng kể cho anh nghe về lần đầu tiên Quỹ
Ước Mơ Nhỏ tặng tủ sách thư viện cho trường Hải Lâm ở tỉnh Quảng tri và tôi giới
thiệu Website uocmonho.com để anh tìm hiểu thêm!
Cán bộ khảo sát UMN đến thăm
trường
Sáng sớm hôm sau, khoảng chừng 7h sáng, anh gọi điện thoại và hỏi
tôi “Sáng nay em rảnh không…đi gặp thầy hiệu trưởng với anh?”. Để mọi thứ
chắc chắn hơn, tôi có nói với anh hãy giới thiệu Website của Ước Mơ Nhỏ cho thầy
hiệu trước tìm hiểu trước. Anh trả lời:“ Anh có nói chuyện với thầy hiệu trưởng
rồi. Thầy nói bên hội khuyến học của huyện đã nhiều lần nói tới quỹ này….”.
Nghe xong tôi cảm thấy vui vì ít ra đã có nhiều nơi biết đến những gì Ước Mơ Nhỏ
đã làm và quan trọng hơn là họ mong muốn tìm đến với Quỹ, cần sự giúp đỡ của Ước
Mơ Nhỏ.


Sau khi xong công việc, khoảng tầm 9h30, tôi lên tới UBND xã Hồng
Tiến để gặp anh Nghi như đã hẹn. Chúng tôi cùng nhau đi tới trường tiểu học Hồng
Tiến để gặp thầy hiệu trưởng. Tới nơi, ngôi trường cấp một hiện ra không như
tôi nghĩ trước đó. Giờ cũng đang là mùa hè, các em học sinh còn đang nghỉ học
nên ngôi trường càng thêm vắng lặng và điều hiêu hơn, cộng với việc trường chỉ
có 2 dãy phòng học nhỏ có phần đã xuống cấp nên tôi chợt nghĩ rằng ngôi trường
này bây giờ còn nghèo hơn trường cấp một mà tôi đã học cách đây 20 năm ở dưới
chân núi Ngự Bình. Một lúc sau thầy hiệu trưởng đến. Vừa mới bước vào cổng trường,
thầy nở nụ cười rất hào sản để chào đón chúng tôi. Thầy vừa cười vừa chào hỏi…
lại vừa bắt tay rồi mời chúng tôi lên phòng làm việc của thầy. Thầy nhiệt tình
và phấn khởi đến mức làm tôi lo ngại rằng có thể anh Nghi cán bộ xã đã truyền đạt
thông tin không chính xác nên thầy đã kỳ vọng quá nhiều vào chúng tôi! Do đó,
khi bắt đầu câu chuyện tôi phải hạ thấp sự kỳ vọng của thầy, Tôi đã nói ra mục
đích đến đây chỉ để tìm hiểu xem nhà trường có thật sự cần tủ sách thư viện hay
không mà thôi!
Thầy kể cho chúng tôi nghe về những khó khăn trong việc dạy và học
của nhà trường, về chất lượng giáo dục và cả mong muốn có được một thư viện từ
bấy lâu nay của thầy. Trường tiểu học Hồng Tiến được xây dựng theo chương
trình 135 của Chính Phủ. Lúc ban đầu, chương trình 135 chỉ xây cho 3 phòng học,
1 phòng vừa làm thư viện vừa dùng học tin học. 1 Hội trường vừa để họp vừa là
nơi làm việc của Hiệu trưởng, hiệu phó
và thầy cô giáo. Sau đó tổ chức từ thiện
Nippon Foundation của Nhật Bản tài trợ xây thêm 1 dãy gồm 4 phòng học. Hiện
nay, trường có 07 phòng học với 07 lớp. Tổng số học sinh 139 em; được học 2 buổi/ngày.
Đa số học sinh là người dân tộc thiểu số như Pahy, Pacô, Vân Kiều,.. Toàn trường
cũng chỉ có 10 thầy cô giáo! Nghe tới đây tôi hơi ngạc nhiên vì số em học
sinh ít quá. Tôi hỏi anh Nghi cán bộ xã về số dân nơi đây. Anh cho tôi biết
toàn xã có 332 hộ dân với hơn 1200 người. Như vậy sẽ có khoảng 4 người/hộ, 2 vợ
chồng với 2 người con/hộ, trung bình khoảng
4 người con chỉ có 1 người được đi học hay cứ 2 hộ gia đình thì chỉ có 1 người
con đi học. Tỷ lệ đi học/số dân như vậy là còn ở mức thấp. Tôi tò mò và hỏi lý
do vì sao tỷ lệ lại thấp như vậy! Thì theo như lời thầy hiệu trưởng “nguyên
nhân chính là do điều kiện kinh tế của gia đình các em còn khó khăn lắm, phụ
huynh các em đi nương, đi rẫy rồi đi rừng mà cũng chẳng có ăn thì làm răng mà
cho con học tốt được!!!...Nhiều em đi học còn không có vở để mà viết chứ nói
chi đến việc có được bộ sách giáo khoa!....Ở đây, mấy thầy mấy cô vừa làm công
tác dạy học vừa làm công tác tuyên truyền vận động nữa. Các em bỏ học giữa chừng
thì thầy cô tới nhà để vận động các em đi học lại. Thiếu vở thì các cô mua cho.
Nhiều quá không mua được thì các cô đi đây đó xin về….”.

Mọi thứ đã xuống cấp
Trường TH Hồng Tiến nằm bên
sườn núi
Chúng tôi trao đổi với thầy hiệu trưởng được chừng 20 phút thì
tôi xin phép được đi chụp vài tấm ảnh để làm tư liệu. Trước khi ra về, thầy bắt
tay và cám ơn chúng tôi rất chân thành. Thầy nói “Thay mặt cho nhà trường,
tôi cám ơn các anh đã dành thời gian đến với nhà trường. Tôi cũng mong Quỹ Ước
Mơ Nhỏ sẽ giúp cho nhà trường cái thư viện. Tôi cũng đã đi nhiều nơi xin cái
thư viện nhưng chưa có được. Nếu được các anh giúp đở sẽ giúp thầy cô và các em
rất nhiều trong việc dạy và học!”. Nghe những tâm tư của thầy mới thấy,
xã hội còn nhiều nơi cần sự chung tay của chúng ta. Xã hộ có rất nhiều thầy cô
đã và đang hy sinh thầm lặng để mang con chữ đến với các em học sinh nghèo. Họ
vừa làm công tác dạy học vừa phải đi khắp nơi xin sách vở để giúp đỡ các em nơi
đây….
Bài và ảnh: Trần Minh Phú