Ngoại trừ các bộ cửa lớn nhỏ, xà gồ, rui, lách bằng gỗ. Các kèo, cột, xuyên, xà của toàn bộ khối nhà là bê tông giả gỗ. Mái đao, hai đầu nóc…trang trí rồng và hồi văn cách điệu. Cửa sổ gian thờ Phật và gian thờ linh bố trí bốn bức phù điêu đắp lộng biểu tượng tứ linh: long, lân, quy, phụng với hai game màu xanh lam, trắng.
Chùa Huyền Không vào những ngày lễ hội được tổ chức thì nơi đây quy tụ chư Tăng và Phật tử Phật giáo Nguyên Thủy rất đông. Tinh thần đoàn kết trong nội bộ Phật giáo Nam tông tại Huế thể hiện rất rõ nét. Ngay trong lĩnh vực Hoằng Pháp, các vị sư Thượng tọa Giới Ðức, Pháp Tông và Tuệ Tâm đã kết hợp với nhau để làm những công tác từ thiện xã hội như đóng góp tiền tài để làm đường sá, cầu cống, xây dựng trường...
Một nét đẹp của Hoằng Pháp được duy trì và ngày càng tinh tấn và mở mang, Hiện nay, Trường Huyền Không số học sinh được học miễn phí lên đến hơn 600 em (so với 200 em năm 2002)
Ngay từ đầu thành lập chùa, các nhà sư phái Nam Tông tại Huế nhiều chương trình đóng góp cho xã hội như cứu trợ vùng bị bão lụt hằng năm; xây nhà cho người nghèo; phát tặng xe lăn cho người nghèo tàn tật; cấp gạo cho người nghèo vào các ngày lễ Phật giáo hoặc lễ truyền thống của dân tộc…- Chủ trì chùa Huyền không
- Trưởng Ban Điều hành Phật giáo Theravāda Thừa Thiên Huế
- Hiệu trưởng trường Trung cấp Phật học Theravāda Việt Nam (Vietnam Theravāda Buddhist College)- Nơi đang đào đào tạo các khóa sơ cấp và trung cấp về Phật học
- Hiệu trưởng Trường Văn Hóa – Ngoại ngữ -Tin học Huyền Không.
- Chánh văn phòng, trợ lý thứ nhất cho Hoà thượng Hộ Nhẫn (Ngài Hộ Nhẫn là Phó chủ Tịch HĐTS - GHPGVN kiêm Tăng trưởng Hệ phái Nam Tông, uỷ viên Ban Trị sự Phật giáo Thành phố Huế, là người tổ chức và điều hành các Phật sự trọng yếu của Phật giáo Nam Tông tại Thành phố Huế)
Tôi và nhà sư quen biết nhau qua cái duyên Giáo dục. Từ khi qũi Ước Mơ Nhỏ và các em học sinh nghèo của Phật tử chùa Huyền Không gặp nhau. Lúc ấy, Trường Huyền Không đang có khoảng 10 lớp học về văn hóa và ngoại ngữ cho các em học sinh.
Ban đầu, người viết cũng ngạc nhiên lắm. Ngạc nhiên vì một ngôi trường nghèo, nhiều trẻ em ham học và không ít trẻ em thất học lại có một ông Hiệu trưởng là một nhà sư ở cấp phẩm Thượng Tọa. Ban đầu ấy, tôi còn thắc mắc và có phần muốn vặn vẹo về nguyên tắc, về qui chế của một ngôi trường, cơ cấu của một ban Giám hiệu và người hiệu trưởng phải như thế nào. Những thắc mắc của tôi dần được giải đáp khi tìm hiểu biết rằng nhà Sư đang …đi học để làm Hiệu trưởng và làm Quản lý giáo dục (Hơi bị nể). Tôi cũng tham khảo ý kiến của vị Phó giáo sư Tiến sĩ đang là giảng viên của Trường Đại Học Sư Phạm Huế thì được biết: Sư Nguyễn Văn Thông (tức sư Pháp Tông) học rất giỏi, kiến thức sâu rộng và nhất là các ý tưởng Hoằng Pháp của nhà sư không phải ai cũng nghĩ tới. Ví dụ: Nhà Sư bỏ công sức tự mình đi các nước trong khu vực, tham khảo cách dạy, cách học, cách quản lý…của họ rồi về viết Tổng kết, đúc rút ra những kinh nghiệm, chủ trương áp dụng rất hữu hiệu cho ngôi trường Huyền Không. Ví dụ cụ thể gần đây nhất, ông có hai chuyến đi dài ngày qua Thái lan và Nhật Bản.
Các đề tài, tiểu luận, luận văn của Nhà Sư Pháp Tông như “Phân tích những đặc điểm của nền giáo dục Nhật Bản hiện đại – Phương pháp luận so sánh –rút ra những kinh nghiệm cho công cuộc đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay”; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Giáo dục”; “Nghiên cứu chính sách giáo dục Phật giáo của Tháo Lan và hướng vận dụng cho Việt Nam”… đã được đánh giá cao.
Có điều, những người tu hành họ rất khiêm khi nói về bản thân.
Cho đến một năm kia, tôi có vinh hạnh cùng với Thượng Tọa hành trình dọc Miền Trung để trao học bổng theo chương trình Ước Mơ Nhỏ. Phải nói rằng chuyến đi có rất nhiều kỷ niệm. Chúng tôi là những tay …đàn ông nên trên xe không thể không có những lúc trò chuyện, kể chuyện này nọ. Vẫn từng nhắc nhau rằng: phải luôn luôn phanh cái miệng lại kẻo đôi khi không giữ ý mà chuyện về chị em hay chuyện đời thường quá đà thì Sư ông sẽ phiền lòng. Nhưng quả thật là vui vì suốt hành trình, Thượng Tọa ngồi yên vị như một vị Thiền, đơn giản và nhẹ nhàng tĩnh tại. Với chặng đường từ Huế ra Vinh vài trăm km trên chiếc xe hơi không lấy gì làm mới và êm ái nhưng sức khỏe, sự dẻo dai của sư ông thật tuyệt. Khi đến Hà Tĩnh, chúng tôi ai nấy mệt nhoài nhưng ngài vẫn tươi cười tiếp xúc với các Phật Tử, giảng Pháp và niệm Kinh.
Có thể nói, dù Ngài theo tu hành còn tôi là một kẻ ngoại đạo. Hai chúng tôi hoàn toàn khác nhau mọi mặt. Cái khoảng cách lễ nghi giữa hai bên cũng khá lớn. Nhưng qua những chuyến đi, qua những lần cùng công việc, giao lưu và tiếp xúc tôi thấy đây chính là một vị sư đang Hoằng Pháp đúng như kỳ vọng của tôi. Vẫn 3 y, một bát, thượng tọa thường xuyên khất thực. Ngài còn kể rằng: với 600 em học sinh của trường học hành toàn bộ miễn phí như thế, nhà Chùa chúng tôi lo cũng vất vả. Có những nhà sư và cả tôi phải thường xuyên đi khất thực góp nhặt kinh phí…
Nhiều đêm, sau khi cùng phật tử và chư tăng tụng kinh xong trên Chánh điện, nếu tôi ghé tới, Thượng Tọa vẫn vui vẻ cùng trò chuyện và đàm đạo tới khuya. Đôi lúc, vì tuổi tác xem xem nhau, tôi cứ mong và nghĩ rằng: tôi và Thượng Tọa là những người bạn trao đổi về Pháp, về chuyện đời…Trong bút mời, Ngài gọi tôi là Đạo Hữu. Ngoài trò chuyện vẫn anh, tôi. Còn tôi thì xin phép Ngài rằng: em xin gọi Sư là Thầy vì những giáo lý thầy trao đổi, chia sẻ, vì kính nể những việc Thầy đã làm được cho đời này, cho bà con Nham Biều. Nhưng em không biết quì lễ vì em không là Phật Tử. Thày Pháp Tông cười: chuyện đó không hề chi…
Với chùa Huyền Không, Nhắc đến Chùa đồng thời cũng là nhắc đến trường Huyền Không. Huyền Không có một Hội đồng giáo viên. Chúng tôi khi tiếp xúc và tìm hiểu thấy tâm, nguyện, quan điểm của các thầy giáo, cô giáo thật cảm động. Chỉ nói một câu để đầy đủ về các Thầy, các cô: ”Nếu không có TÂM thì không làm được, không theo dạy được ở đây”. Bởi vì: nhà trường kinh phí không nhiều. Các Thầy, các Cô dạy cũng chỉ nhận những đồng tiền thù lao tượng trưng (nếu thầy nào ở xa thì cũng chỉ đủ tiền đổ xăng đi đến trường thôi). Những thầy, cô mỗi ngày đi từ Nội thành lên Nham Biều cũng gần cả chục cây số. Nhiều năm qua, những tà áo dài, những dáng áo trắng cứ cần mẫn đi, về chuyển chữ, chở đạo cho Huyền Không (tức là cho các em học sinh nghèo, con em Phật tử vùng sâu, vùng xa). Thầy Trần Hữu Cửu, Cô Nguyễn Thị Thơm, Cô Hoàng Thị Thi Thơ, Cô Phạm Thị Như Ý, Trần Xuân Lan, Trần Minh Thư, Nguyễn Thị Rôn…và nhiều thầy giáo, cô giáo chúng tôi không nhớ hết. Nhưng từ mỗi Thầy, Cô, chúng tôi cảm nhận sự thương yêu, đồng cảm với học sinh rõ nét. Trong những ngày khai giảng, tựu trường được tham dự, tôi cũng thật hạnh phúc với những tấm hình mình ghi vội mà trong khung hình có thầy, có cô, có các sắc màu của trang phục mà trong đó, có những manh áo bạc vá víu, những bộ đắp y của chú Tiểu, những bàn chân với dép tổ ong, dép bọt đã mòn vẹt đầy ngập phong trần …Ỡ Huyền Không, bên trường Trung cấp Phật Học, chúng tôi còn được biết đến một Hội Pháp Hữu Huyền Không. Hội này do 14 vị thành lập với mục tiêu cụ thể là: chia sẻ với nhau về Pháp Học – Pháp Hành. Khẩu hiệu của họ là “Hết mình vì việc chung, quên mình vì Phật Pháp” Có lẽ, đây cũng là một điều khác so với những nơi khác.
Bài sau: Cuộc sống này còn có một Huyền Không Sơn Hạ
- 29/10/2013 08:44 - Tường thuật Lễ dâng Y Kathina Huế (PGNT)
- 21/09/2013 03:30 - Hình như phải sửa phần Cứng, điều chỉnh phần Mềm....
- 20/09/2013 09:15 - Bài PG 9: Vài dòng Sắc, Sắc, Không, Không...
- 14/09/2013 20:04 - Vài hình ảnh khất thực Gieo Duyên tại Huế tháng 9-2013
- 11/09/2013 03:26 - Bài PG 8: Huyền Không Sơn Hạ - Nhà sư Thầy Thuốc
- 23/08/2013 03:36 - Bình luận về tấm ảnh ngày Hội Khất thực Huyền Không
- 20/08/2013 16:47 - Tìm hiểu PG 6: Sự nghiệp Dựng Chùa, trồng rừng & văn chương
- 17/08/2013 06:16 - Tìm hiểu TG 5: Những Nhà Sư - Ngôi chùa Phật giáo Nguyên Thủy
- 12/08/2013 03:34 - Tìm hiểu TG 4: Những Nhà Sư - Ngôi chùa Phật giáo Nguyên Thủy
- 05/08/2013 22:44 - Tìm hiểu TG 3: Những Nhà Sư - Ngôi chùa Phật giáo Nguyên Thủy