
.
đã bảo vệ xuất sắc luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục tại đại
học Sư Phạm Huế.
Đặc biệt hơn, với sự xuất sắc và tính thực tiễn cao của đề
tài, Hội đồng bảo vệ đã đặc cách để thầy tiếp tục làm luận văn tiến sĩ mà không
cần phải chờ thời gian 2 năm sau!!!
Cái duyên đã đưa Ước Mơ Nhỏ song hành cùng Huyền Không và
Thượng Tọa Pháp Tông những năm qua, dù tuổi đã cao nhưng không quản ngày đêm đi
cùng Quĩ Ước Mơ Nhỏ đến các vùng quê xa xôi, vùng sâu vùng xa khảo sát và trao
học bổng cho các em học sinh và sinh viên…
Ban biên tập Ước Mơ Nhỏ đã xin có một cuộc trò chuyện với
Thượng Tọa xoay quanh tập luận văn rất đặc biệt và tâm huyết này của ông.
PV: Thưa! Xin thầy hãy chia sẽ khái quát qua về đề tài mà thầy vừa làm,
được không ạ?
-Đề tài mà thầy vừa bảo vệ là “So sánh hệ thống giáo dục phật học của Thái Lan và Việt Nam”. Nhiều
nghiên cứu sinh khác đã chọn đề tài về quản lý giáo dục, tức là mang tầm vi mô
nhỏ hơn. Áp dụng vào một nơi cụ thể, một hoàn cảnh cụ thể. Còn thầy chọn đề tài
này mang tầm vĩ mô nhiều hơn, có tính chất lý thuyết cao, nghiên về tính chiến
lược của một nền giáo dục của cả quốc dân. Lúc đầu, mấy thầy trong hội đồng bảo
vệ khuyên thầy nên chọn đề tài khác vì đề tài này “nhạy cảm”, đụng chạm đến cả
1 hệ thống giáo dục của nước ta. Nhưng sau đó, thầy hướng dẫn của thầy ở ngoài
Hà Nội, họ cũng nắm được chiến lược phát triển giáo dục của nước mình thì cho
rằng đề tài này không có gì “nhạy cảm” cả. Thực tế chúng ta đã và đang thừa
nhận nó, chẳng qua là chúng ta chưa có một văn bản chính thức để thừa nhận nó
mà thôi!....
PV: Thầy nói đề tài
của thầy nghiên cứu trên lý thuyết nhiều hơn. Nhưng tại sao thầy không chọn đề
tài khác mà phải là đề tài “So sánh hệ
thống giáo dục phật học của Thái Lan và Việt Nam”? thầy phải dựa trên một cơ
sở thực tiễn nào đó của nước ta phải không?
-(Thầy cười….) Thầy đã tiến hành nghiên cứu về giáo dục của
nước ta và nhận thấy có nhiều lỗ hổng lắm. Trong đó lổ hổng lớn nhất là về mặt
đạo đức, nhân cách của con người. Người Việt Nam ta đã và đang thiếu hụt về mặt
đạo đức và nhân cách rất trầm trọng. Thực tế là đã có rất nhiều người đã rơi
rụng rồi…Giới trẻ ngày nay chỉ quan tâm tới hình thức bên ngoài như tiền tài,
địa vị, nhà lầu xe hơi…mà quên mất là những thứ đó phải được xây dựng trên nền
tảng của đạo đức. Đi ra thế giới, bên cạnh trí tuệ và nhiều mặt tích cực khác
thì chúng ta bị người khác đánh giá về mặt đạo đức này kia, nào là dối trá, lừa
gạt người khác, nào là tranh dành nhau từng miếng ăn….
Lỗi là của ai bây giờ? Nói ra thì rộng lắm…Lỗi là của cả xã
hội, của cả những người làm công tác lãnh đạo và có cả lỗi của phật giáo nữa.
thầy tiến hành nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết hệ thống giáo dục của họ (của Thái
Lan) cũng với mục đích là áp dụng vào
Việt Nam
mà thôi.
PV: Trước khi làm đề tài này thì thầy đã áp dụng thử chương trình nào
đó vào chùa của mình hay chưa, thưa Thầy?
Thầy chọn đề tài “so
sánh hệ thống giáo dục phật học của Thái Lan” là vì thế này: Đất nước họ đã
trải qua rất nhiều cuộc đảo chính chính trị nhưng rồi xã hội họ vẫn ổn định.
Nếu như tình trạng của Thái Lan mà xảy ra ở một nước khác thì sẽ bất ổn hơn rất
nhiều rồi. Vậy thì cái gì đã giúp đất nước Thái Lan có một sự ổn định cao như
thế? Một trong những yếu tố góp phần vào thành công đó chính là họ được giáo
dục về mặt nhân cách, đạo đức rất tốt ngay từ hồi nhỏ. Một đứa trẻ khi còn nhỏ
đã được nghe kinh phật, tiếp xúc với phật pháp...Khi lớn lên chúng chỉ cần đứng
trên nền tảng đó để hiểu hơn và áp dụng vào đời sống xã hội mà thôi. Còn với
những đứa bé ở chúng ta không được đào tạo từ nhỏ. Lớn lên rồi thì con người
mới được giáo dục vì sao phải kính tăng, vì sao phải học phật pháp…
Trước khi nghiên cứu, thầy đã áp dụng thử nhiều chương
trình ở ta nhưng không phải bê toàn bộ của họ về áp dụng y chang mà phải có
chọn lọc. Ví dụ như các khóa tu học mùa hè, khóa tu gieo duyên mà Ước Mơ Nhỏ đồng
hành với thầy thời gian qua đó! Một đứa bé ở nhà đôi lúc gặp cha mẹ còn không chào nữa! Chúng còn không biết làm bất
kể việc gì dù là nhỏ nhất. Toàn bộ đều do bố mẹ các em làm thay. Như thế vô
tình bố mẹ đã hại con cái họ về mặt giáo dục đạo đức rồi. Trải qua một khóa tu
10 ngày thôi nhưng các em được giáo dục, được tiếp xúc ban đầu về phật pháp để
rồi các em về nhà đều ngoan ngoãn hơn, nết na hơn, yêu thương cha mẹ hơn và có
thể làm được những việc nhỏ cho các em thay vì trước đây đều do ba mẹ làm hết!
PV: Tại sao thầy có quyết định cần phải tiến hành nghiên cứu luận văn
thạc sĩ về giáo dục và sắp tới tiếp tục tiến hành nghiên cứu luận văn tiến sĩ
nữa, thưa thầy?
- Thầy tiến hành nghiên cứu luận văn với 2 mục đích. Đầu
tiên là thầy có một mong muốn mở một trường đại học phật giáo. Để làm được điều
đó thì yêu cầu phải có kiến thức, kinh nghiệm về quản lý giáo dục. Lâu nay thầy
vẫn quản lý đó thôi nhưng chưa được đào tạo, chưa có nền tảng…thì nay mình phải
học, phải nghiên cứu để có hướng đi đúng.
Mục đích thứ hai của thầy là mình phải đứng vào đội ngũ của
những nghiên cứu viên. thầy đang tiến hành làm luận văn thì mới là nghiên cứu
sinh thôi. Khi có bằng tiến sĩ và đề tài của mình được nghiên cứu và áp dụng
vào thực tế thì mình mới là nghiên cứu viên. Những gì thầy đang nghiên cứu là
lý thuyết nhưng lý thuyết đó phải được áp dụng vào thực tế. thầy muốn cho mọi
người thấy được nét đẹp của Phật giáo nước ta thời Lý, Trần mà lâu nay chúng ta
bị hiểu sai. Cái thời mà Phật giáo nước nhà được áp dụng vào thực tiển đời sống
rất cao, từ chính trị, văn hóa đến cả kinh tế…thời mà Phật giáo đã giúp đất
nước ta chiến thắng trong trận Bạch Đằng, Chi Lăng lịch sử….cái thời mà vị vua
(Trần Nhân Tông) đã bỏ ngai vàng mặc chiếc áo vàng tu hành này, xuất gia…tạo
nên một nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc mình. Thật ra, các nước trong khu
vực Đông Nam Á đều có chung một tín ngưỡng với ta về Phật giáo. Nét đẹp Phật
giáo và văn hóa của ta và họ là một. Khi hiểu được điều đó thì cách ứng xử giữa
các nước với nhau sẽ tốt hơn….
PV: Thầy có thể chia sẻ về những dự định trong tương lai của thầy không
ạ?
-
Người ta bảo “nói trước là bước không qua” nên thầy sẽ không nói cụ thể. Trước
tiên thầy sẽ áp dụng những gì đã nghiên cứu vào môi trường nhỏ gần thầy đã. Nếu
hiệu quả thì nó sẽ lan rộng ra nhiều nơi. Hoặc nếu có ai quan tâm muốn tìm hiểu
thì họ sẽ tìm gặp thầy. Lúc đó thầy sẽ chia sẽ trao đổi.
Còn nếu nhân duyên đủ lớn, thầy được làm ở tầm vĩ mô hơn
thì càng tốt. Lúc đó sẽ giúp cho cả hệ thống giáo dục quốc dân chuyển động
theo….
Một lần nữa, Ước Mơ Nhỏ chúc mừng thầy đã bảo vệ thành công
luận văn thạc sĩ. Chúc thầy sẽ thành công hơn trong lần bảo vệ luận văn tiến sĩ
sắp tới.
Kính chúc thầy an vui và sức khỏe!
Vài hình ảnh về Thượng Tọa Pháp Tông Uoc Mơ Nhỏ ghi lại được:

Thượng Tọa đón tiếp và trò chuyện với đại diện Hoàng Gia Thái Lan

Lễ Dâng Y Katina tại Huế

Gieo Duyên lành...

Thực hiện: Minh Phú
Tin mới hơn:
- 06/10/2015 06:00 - Hà Tĩnh: Bưởi Phúc Trạch một bao; Cà muối mặn hai hũ…
- 30/09/2015 03:15 - Cảm xúc người đi trước: Hẹn cùng các em
- 17/06/2015 05:22 - Chùa Định Quang trao quà và trao thưởng…
- 26/11/2014 01:16 - Viết trong tháng 11: Cô… Ngày ấy và bây giờ!
- 11/09/2014 23:00 - Chương trình trao học bổng 2014 - 2015: Cảm nghĩ Đường lên HUyền Không
Tin trước đây:
- 05/07/2014 11:56 - NHẬT KÝ KHẢO SÁT ƯỚC MƠ NHỎ: VỀ TAM GIANG TÌM LẠI HAI HỌC SINH NGHÈO
- 03/03/2014 12:41 - Thành kính Phân Ưu
- 28/01/2014 15:41 - học sinh Chùa Huyền Không, Huế liên hoan văn nghệ mừng Xuân
- 11/12/2013 11:49 - Nhật ký Sri Lanka của một Sư ông
- 12/09/2013 05:38 - Trao Học bổng Miền Trung: Những câu chuyện Tâm tình nóng hổi....