Tuy nhiên, ở góc độ “đến mà thấy” chúng tôi chỉ tìm về những điểm nhấn và đưa ra những bình luận của người ngoài đạo.
Từ lâu, qua tài liệu, qua mạng và những người bạn thường qua Thái Lan du lịch, tôi đã hình dung người Thái rất sùng Đạo Phật. Đến nay, chứng kiến họ với lễ dâng Y mới thấy sự thành kính của họ. Đại Đức Chí Thiện (nhà sư này tu học tại Thái Lan về) nói với tôi rằng: Đối với Hoàng Gia Thái Lan, không chỉ dâng Y tại Việt Nam mà họ dâng Y ở nhiều nước khác.
Hôm nay, với buổi dâng Y sau mùa an cư kiết hạ của Phật Giáo Nam Tông tại Huế có đại diện Hoàng Gia, Đại diện Quốc Vương, Đại Sứ Thái Lan và Lãnh sự quán Thái Lan tại TPHCM hiện diện hành lễ. Đồng thời với sự có mặt của Đại diện Hội đồng Trị sự Phật Giáo Việt Nam, Ban Thư ký BTS GHPGVN tỉnh TT. Huế; Văn phòng BTS GHPGVN tỉnh TT. Huế và đại diện UBMTTQ Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế; Lãnh đạo Sở Nội vụ… trong buổi lễ cho thấy sự trân trọng trọng thể và cũng là sự quan tâm sâu sắc của Chính quyền địa phương đối với Tôn giáo.
Đông đảo Phật tử Thái Lan, Kiều bào Việt ở Thái, Lào và các Phật tử tại Huế cùng các đoàn Phật tử các địa phương về lễ dâng Y. Chùa Pháp Luân đông nghịt. Có thể nói: Đoàn diễu Phật hôm nay đã phải lách qua một hàng ràng dày đặc camera, máy ảnh, ipad, iphone, điện thọai chụp hình…để tiến vào sân chùa.
Vẫn lá Phật kỳ đi trước, bát trầm hương theo sau; 10 thiếu niên ôm hoa rồi đến vị Đại diện Hoàng gia Thái. Phía sau là các thí chủ. Người Thái thiết thực dâng lên các Chư tăng những vật dụng cần thiết hàng ngày như bình đựng nước nóng, đèn cầy, cặp lồng cơm, y phục và cả máy khoan tay…
Người Huế thì ngược lại. Từ trên ban công nhìn xuống, chúng tôi thấy thêm sự trân trọng và kỹ càng cũng như thẩm mỹ chu đáo của người Huế: đa số những vật phẩm được bao gói rất vuông vắn, đẹp được người Phật tử đội trên đầu trang trọng với nét mặt hoan hỉ.
Một thành công của buổi lễ nữa: Các vị Đại Đức của Phật giáo Nam Tông nói tiếng Thái Lan trôi chảy thuần thục như tiếng mẹ đẻ. Các nhà sư Minh Kiến, Minh An, Chí Thiện…giao lưu, giới thiệu, phiên dịch…làm cho không khí buổi lễ trang trọng mà nhẹ nhàng nhưng đúng qui trình.
Các phát biểu, đáp từ, tặng quà, lưu niệm…tôi xin không đề cập vì vốn dĩ ngoại giao đã phải có trang trọng. Người viết chỉ đề cập những chi tiết như ngoài lề. Ví dụ: Khi Thượng Tọa Pháp Tông cầm chổi vẩy nước Phật (như một nghi thức phước báu). Có lẽ Sư thầy ngại vẩy nước nhiều quá ướt tóc và lễ phục quan khách. Nhưng mà không! Tất cả Phật tử và quan khách Thái Lan …khiếu nại (!) xin Sư càng vẩy nhiều càng tốt. (càng ướt càng được Phước).
Thêm nữa đây là cảm nhận của người viết: Phật tử Thái Lan và Việt Kiều "hoan hỉ" hơn Phật tử Huế nhiều. Bởi khi diễu Phật quanh chùa, họ không chỉ tụng “Xà Thú Lành Thay” mà sau câu đấy còn hò lên, reo lên rất là…hoan hỉ!
- 07/12/2013 10:23 - Bình Tam Quốc 3: Lưu Bán Dép đi lên nhờ La Quán Trung
- 06/12/2013 20:35 - Bình Tam Quốc 2: Tào Tháo, Gian Hùng trong Anh Hùng
- 06/12/2013 02:47 - Bình Luận Tam Quốc 1 & luận các anh hùng
- 02/12/2013 06:51 - Phần Hai: Bảo hiểm vài dòng nói thêm...
- 18/11/2013 04:08 - Phần Một: Đa các cấp: Việt Nam thế là chuyện nhỏ.
- 31/10/2013 14:37 - Dâng Y Kathina Huế 2013: Chùa Huyền Không
- 31/10/2013 01:54 - Dâng Y Kathina Huế: Chùa Huyền Không Sơn Thượng
- 31/10/2013 01:20 - Dâng Y Kathina Huế: Chùa Định Quang
- 30/10/2013 12:55 - Dâng Y Kathina Huế: Tịnh thất Gottami
- 30/10/2013 08:53 - Dâng Y Kathina Huế: Chùa Tăng Quang