
Liệu Quan Công có phải là viên võ tướng tuyệt vời nhất trong thời Tam Quốc? Lỗ Túc có phải là người kém cỏi như Tam Quốc diễn nghĩa mô tả hay không? Tài năng của Bàng Thống, Pháp Chính thực sự đến đâu? Chu Du có phải nhỏ nhen và ích kỷ? Viên Võ tướng Nguỵ Diên nhà Thục Hán có phải là người có tuớng làm phản? Tài năng thực sự của Gia Cát tiên sinh có ghê gớm như thế hay không? Tại sao đời sau cứ nhắc đến Gia Cát Lượng là người ta hình dung ông luôn xuất hiện với cỗ xe đẩy cùng quạt lông, khăn cuộn?
Tuy nhiên, như đầu bài khẳng định rằng loạt bài Tam Cuốc này căn bản luận Anh Hùng và phân tích các trận đánh cùng lòng người. Vậy nên, chẳng lẽ bài trước VietHoa tổng hợp bình biên về Ngụy Vương Hạ Hầu …Tháo Tào mà lại không đề cập đến một đế vương đối lập là Lưu Văn Bị?
Bài
này xin lan man ít dòng về ông vua xuất thân Dệt chiếu và bán dép cỏ này…
Do bài bình bủm về bác Lưu Bán Dép hơi dài
nên chạy 2 kỳ cho nhẹ chuột các bác hỉ?
---
Lưu
Bị là người ở Trác huyện thuộc U châu, là người dòng dõi hoàng tộc nhà Hán (cái
này trong Tam Cuốc gặp ai ông Bị cũng mang ra giới thiệu chém gió). Tổ phụ của
Lưu Bị là Lưu Hùng làm quận lệnh huyện Đông Phạm, bố là Lưu Hoằng làm chức thư
lại ở huyện (bằng với chức của anh Tống Giang đời Tống thì phải), nhưng mất
sớm. Gia cảnh bần hàn, thủa nhỏ Lưu Bị phải làm nghề dệt chiếu có, đan dép cỏ
làm kế sinh nhai.
Góc vườn nhà Lưu Bị có một cây dâu to, cành lá xoè ra như cái lọng. Khi còn bé
con, lưu Bị thường chơi trò mở quán bán rượu với bạn bè cùng trang lứa dưới gốc
cây, có lần nói rằng: “Ngay sau sẽ có
ngày ta ngồi cái xe có lọng như thế này!” (xe của thiên tử có lọng). Người
chú của Bị nghe thấy thế thất kinh bảo: “Mày
không biết câu nói vọng ngôn này sẽ giết cả nhà ư?”. Song người chú của Bị
thấy lạ nên vẫn thường chu cấp cho.
Do có xuất thân dòng dõi quý tộc nên dù nghèo hèn, nhưng Bị vẫn kết giao được
với một số thanh niên quyền quý như Công Tôn Toản, Lưu Đức Nhiên ...
La Quán Trung tiên sinh khi xây dựng Tam Quốc đã có mục ý vẽ lai lịch Lưu Bị và
Tào Tháo với tính cách rất khác nhau, nét bút thiên lệch thấy rõ. Một bên nâng
bi khúm khé; một bên dìm hàng bình bỉu:
- Lưu Bị nghèo, dòng dõi quý tộc, nhưng
tính tình phóng khoáng, thờ mẹ rất hiếu.(hạt giống đỏ cơ cấu)
- Tào Tháo là dòng dõi hoạn quan, chỉ thích chơi bời, thích săn bắn, hát xướng,
phóng đãng, gian dối.(tên đại nghịch mỏ nhọn từ thuở bé)
Sau này khi bình giảng Tam Quốc, Mao tiên sinh đã nhóm lò quạt lửa thêm cho cái
tư tưởng bảo hoàng của ông La rằng: So sánh giữa Tháo và Huyền Đức thì ngay từ
lúc nhỏ, cái hơn cái kém đã rõ ràng. Một người thì dòng dõi quyền quý, tư cách
vĩ đại. Một người thì dòng dõi hoạn quan, tư cách xảo trá khôn lường. Còn thực
tế lịch sử có như vậy hay không thì lại là chuyện khác. Nhiều tài liệu cho thấy
viết vậy mà không phải như vậy.
Từ nhỏ, Tháo đã rất chăm đọc sách, kiến thức quảng bác, thông minh lanh
lợi, còn Bị thì ngay từ thủa nhỏ đã không thích sách vở, chỉ khoái chó ngựa,
đàn hát, mặc áo đẹp, không hề để ý đến gia cảnh bần hàn, chỉ là một kẻ lãng tử
mà thôi.
Ngay một đoạn viết đầu tiên về những người đứng cùng nhau chia ba thiên hạ sau
này đã thấy ngòi bút của La tiên sinh và sự tô vẽ của anh Mao có ý thiên lệch
thế nào rồi.
Kể từ khi bắt đầu tuổi thanh niên, Lưu Bị có nhiều biểu hiện rất được lòng
người đương thời, thường khảng khái giúp đỡ người khác mà không để ý làm gì
(rất phù hợp với cá tính lãng tử của Bị), do đó có khá nhiều bạn hữu. La Quán
Trung ca Lưu Bị nè: “Lưu Bị là người ít
nói, hoà mình với kẻ dưới, vui buồn thường không để lộ ra mặt, thích kết giao
với hào kiệt, có nhiều thiếu niên cùng tuổi vây quanh”.
Khi khởi nghĩa Hoàng Cân nổ ra, Lưu Bị hưởng ứng ở Trác quận, tham gia đội quân
của Trâu Tĩnh và giai đoạn đó đã để lại một giai thoại sáng mãi nghìn năm về
tình anh em khác họ, đó là câu chuyện kết nghĩa Đào viên nổi tiếng được mô tả trong
Tam Quốc Diễn nghĩa. Khi đó Bị 24 tuổi. Chuyện kết nghĩa này có thể không có
thực nhưng bác La Nhà Văn kết cấu vào quả là đại tài và hấp dẫn.
Do đánh thắng Hoàng Cân mấy trận, Lưu Bị được phong làm Huyện uý huyện An Hỷ,
tuy nhiên sau đó do không có tiền đút lót cho quan tham nên đã đánh giám quan
của triều đình rồi bỏ chức mà đi. Riêng điều này cũng đã thể hiện phẩm chất nam
hán tử của Lưu Bị. Trong khi đó, tiền nhân của Tào Tháo lại là người bỏ tiền ra
mà chạy chức, mua quan.
Không lâu sau đó, do Bị lập được công đánh giặc ở Hạ Phì, được tha tội cũ, và
ban cho chức huyện thừa ở huyện Hạ Mật, rồi lại làm Huyện lệnh huyện Cao Đường.
Nhưng lúc đó chính quyền nhà Hán đã quá rệu rạo, Lưu Bị cũng không ngăn nổi
cảnh dân tình nổi loạn tứ tung và lại bị triều đình tước mất chức quan, đành
phải theo về với Công Tôn Toản. Toản phong Bị làm Biệt bộ tư mã, lưu ở dưới
trướng, sau đó phái Bị đến chống Viên Thiệu, lập được công lao. Toản tiến cử
với triều đình phong Bị làm tư lệnh quân Bình Nguyên, rồi thăng lên Bình Nguyên
tướng.
Trong thời gian này, Lưu Bị có xích mích với một người ở trong quận là Lưu
Bình, Lưu Bình hết sức tức giận nên đã phái thích khách đến ám sát Bị. Bị vẫn
không biết, lấy lễ long trọng đáp lại, Thích khách hết sức cảm động cáo từ mà
đi. Một chi tiết nhỏ này có thể thấy Bị có ma lực hấp dẫn người khác đáng kể.
Khi Viên Thiệu đánh Công Tôn Toản, Lưu Bị đến cứu. Cũng thời gian này, Bị gặp
được Đào Khiêm (thứ sử Từ Châu), một quý nhân có ảnh hưởng lớn đến bước đường
sự nghiệp của Lưu Bị.
Từ Châu nằm giữa Sơn Đông và Giang Tô, vào thời ấy là một vùng đất đông đúc dân
cư và giầu có vào bậc nhất Trung Hoa, bởi vậy chính là nơi các anh tài cát cứ
tranh giành để kiếm nguồn nhân lực và tài lực.
Đào Kiêm là người trưởng thành từ quân ngũ, khi làm việc chỉ lấy cái lợi trước
mắt làm đầu. Do có nhiều sơ xuất trong việc điều hành nhân lực nên dẫn đến sự
việc Trương Khải giết chết bố Tào Tháo khiến Tháo tức giận khởi binh đánh phá
Từ Châu dữ dội, lê dân chịu cảnh lầm than, thực là điên đảo lưu ly. Đào Khiêm
mặc dù tận lực chống đỡ, nhưng thua một trận lớn ở Đàm Thành, lãnh địa bị mất,
buộc phải cầu cứu Công Tôn Toản. Bấy giờ Toản đang cự nhau với Thiệu ở U châu
nên đã phái Lưu Bị đến giúp. Tuy nhiên, cùng thời gian đó, Tào Tháo bị Lã Bố
đánh mất đại bản doanh ở Duyện châu nên phải bỏ Từ châu về cướp lại Duyện Châu.
Vì Lưu Bị đã có công giúp đỡ Đào Khiêm, lại có một bằng đỏ rất uy là mác “Tôn
thất nhà Hán” nên Khiêm đã dâng thư lên triều đình tiến cử cho Bị làm Dự Châu
mục, đồng thời đóng quân ở Tiểu Bái là một căn cứ rất quan trọng che chở cho Từ
Châu. Thời gian ngắn sau, Đào Khiêm bị bệnh, muốn Bị thay mình lĩnh chức Từ
Châu mục. Lưu Bị tự nhận thấy thực lực của mình còn yếu nên kiên quyết từ chối,
song được các nhân vật trọng yếu ở Từ Châu như My Trúc, Khổng Dung, Trần Đăng
ra sức thuyết phục nên Bị nhận lời. Cái chuyện từ chối khiêm nhường hai ba lần
rồi cũng nhận của Lưu Bị còn diễn tiến dài dài. Nhưng qua đó, người tinh ý đã
thấy ở trong đó chứa chất những khách sáo và cố ra vẻ nhún nhường
Như vậy là chỉ sau ít thời gian, Lưu Bị từ một chức quan nhỏ nhoi không chính
thống đã leo tót lên hành tướng quân, đứng đầu một quân khu trọng yếu trong
toàn quốc. Khổ nỗi đang từ cái chức con con bỗng nhiên khoác lên mình cái áo
rộng quá khổ, Lưu Bị thiếu tầm nhìn đại cục để chỉ đạo, lại không khéo xử lý
mối quan hệ giữa các quân khu. Hơn nữa Từ Châu lại là nơi các quần hùng tranh
giành cát cứ nên Lưu Bị luôn bị các thế lực xung đột tranh giành khiến Từ châu
bị chao đảo mấy lần, khi thì Thuật ở Hà nam đánh phá, khi thì bị Bố và Cung
đánh cướp. Và kết cục là chân trắng vẫn hoàn chân trắng, Lưu Bị đánh mất cả cơ
ngơi Từ Châu, thật là cùng đường bí lối không thể không theo về với Tào Tháo.
Tuy qua nhiều sóng gió gian lao, nhưng con bài “nhân nghĩa” và cái danh “tôn
thất nhà Hán” khiến Lưu Bị ngày càng nổi trội và có uy tín lớn trong đám quần
hùng lúc bấy giờ. Cái mất Từ Châu là một kinh nghiệm lớn và là bài học đắt giá
đối với Bị về cách điều hành chỉ đạo một quân khu, điều đó có lợi không nhỏ đối
với Bị sau này.
Giai đoạn khuất thân ở với Tháo quả là một giai đoạn rất đặc biệt trong cuộc
đời chính trị của Lưu Bị. Đời sau cũng đã đặt dấu hỏi rất nhiều về giai đoạn
này khiến các nhà phân tích lý giải nhiều sự kiện xảy ra với Bị và Tháo rất
khác nhau. Đây chính là giai đoạn phát sinh hai sự kiện lớn là vụ “huyết chiếu”
của Hán Hiến Đế và vụ “luận anh hùng” giữa Tháo và Bị. Hai sự kiện này đã khiến
tiếng tăm của Bị nổi lên như cồn. Những điều này đã tác động không nhỏ đến việc
Gia Cát Lượng sau này đã có những ảnh hưởng nhất định từ những sự kiện này nên
đã chọn người chủ không có cơ nghiệp để thờ. Nhưng đấy là chuyện về sau ...
Chuyện thứ hai là “luận anh hùng”:
Lưu Bị nói là anh em Viên Thuật ở Hoài Nam, Viên Thiệu ở Hà Bắc thì bị Tháo chê đại khái Thiệu giống như tay xăng pha nhớt nửa đàn bà, người thiếu quyết đoán, không biết nghe lời người tài nên không đáng
ngại. Lưu Bị nói là Lưu Cảnh Thăng (Lưu Biểu), Tháo chê như cái đụn rạ Nam Việt không có thực tài. Bị
nói Tôn Sách, Tháo chê chỉ nhờ có tiếng con ông cháu cha từ bố là Tôn Kiên chứ
chưa phải anh hùng. Bố nó là anh hùng liều mạng ôm ngọc tỷ chứ nó tuổi gì đứng ngang hàng chú bác?. Bị nói Lưu Chương, Trương Tú, Trương Lỗ, Hàn Toại thì bị
Tháo chê là "lũ tiểu nhân nhung nhúc ấy thì nói làm gì"...
Lưu Bị chịu thua thì Tháo mới chỉ Bị rồi chỉ mình và nói:" Anh hùng thiên
hạ bây giờ chỉ có sứ quân và Tháo mà thôi"
Lưu Bị nghe nói giật cả mình, rơi cả đũa và thìa. May sao lúc đó đang có cơn
giông, có một tiếng sét lớn vang lên cùng lúc. Bị nhanh trí nói tảng ra rằng:"Gớm
ghê! Tiếng sét dữ quá".
- 15/12/2013 03:27 - Diễn biến vụ “Hôi Bia” ở Đồng Nai: Chuyện trí trá, a dua...
- 14/12/2013 03:07 - Bình Tam Quốc 6: Gia Cát Khổng Minh.
- 12/12/2013 13:02 - Hai đầu của thế giới phẳng (Truyện Phim)
- 10/12/2013 06:09 - Bình Tam Quốc 5: Họ nhà Tôn ở Đông Ngô
- 08/12/2013 18:21 - Bình Tam Quốc 4: Tiếp bài Lưu Bán Dép...
- 06/12/2013 20:35 - Bình Tam Quốc 2: Tào Tháo, Gian Hùng trong Anh Hùng
- 06/12/2013 02:47 - Bình Luận Tam Quốc 1 & luận các anh hùng
- 02/12/2013 06:51 - Phần Hai: Bảo hiểm vài dòng nói thêm...
- 18/11/2013 04:08 - Phần Một: Đa các cấp: Việt Nam thế là chuyện nhỏ.
- 01/11/2013 08:22 - Dâng Y Kathina Huế 2013: Chùa Pháp Luân