Ước Mơ Nhỏ - Tất cả vì trẻ em nghèo

Tây Ninh – Biên Giới – Ước Mơ Nhỏ nghĩa tình

  Xe lao vun vút trong sương sớm đưa chúng tôi lao nhanh về biên giới. Từng cột cây số hiện ra: Xa Mát 15 km…Xa Mát 11 km…Xe sắp đến vùng Biên ải phía Tây của Tổ Quốc. Xe chạy qua Nghĩa Trang Liệt Sĩ.
.
Bùi Anh Tuấn, Phó Chánh văn phòng sở Giáo Dục Tây Ninh nói với tôi: trong đợt bọn Pôn Pốt bất ngờ tấn công qua biên giới Tây Ninh vào xa Mát, chúng giết hại các Thầy, cô giáo. Thi hài của họ được chôn cất ở đây…

Nhắc đến Pol Pot – tên đồ tể không ai muốn. Nhưng hãy thông cảm cho mỗi cõi lòng của người đi xa khi trở lại biên giới Tây Nam – Nhất là vùng Ba Chúc của An Giang hay Xa Mát, Ta Nốt, Lò Gò (huyện Tân Biên), Phước Thạnh, Phước Tân, (huyện Châu Thành), Cây Me, Mộc Bài (huyện Bến Cầu)… không ai không chạnh lòng nhớ đến những kỷ niệm hãi hùng, bi ai và cả những cảm xúc mãnh liệt (kể cả lòng căm thù) không thể quên đối với những hành động dã man, thú tính như thời trung cổ của bọn dã thú Pol Pot –Tamok –Iengsari. Đau lắm! chỉ tính các cô giáo bị hại ở nơi chúng tôi sắp đến trao học bổng thôi, chúng nó từ hãm hiếp, chặt đầu, mổ bụng xong. Trước khi dời đi, chúng còn gài lựu đạn mỏ vịt rút chốt sẵn cho xác nằm đè lên. Khi người sống lấy xác, nhấc phần thi thể lên thì quả lựu đạn bật nổ và thương vong tiếp diễn. Còn người đã chết lại bị chết đến lần thứ 2…

Rất nhiều hành vi thảm sát của Khơ-me đỏ là tội ác ghê rợn và kinh tởm nhất trong lịch sử tiến hóa của loài người. Bên đất nước CamPu Chia, Chúng đốt cháy các khu chợ, xoá bỏ luật pháp và văn hoá quốc gia, đập tan trường học, bệnh viện, giết hết những nhân tài, trí thức, nhấn chìm đất nước Campuchia trong biển máu và nước mắt. Không chỉ tàn sát nhân dân CamPuChia, chúng lấn chiếm, chúng đã thẳng tay tàn sát 25.000 đồng bào Việt Nam rải rác khắp biên giới Việt Nam – CamPuChia

Từ cuối năm 1977, chúng nó tổ chức lấn chiếm với quy mô ngày càng lớn và ở nhiều khu vực khác nhau, trong đó tập trung nhất là từ Lò Gò tới Xa Mát. Từ Hà Tiên tới Tịnh Biên.
Riêng tên trùm sỏ Pol Pot, cuộc đời của y kết thúc thế nào, xin xem chùm ảnh thuyết minh phía dưới.
 
Pol Pot
                                                                             Ieng Sary, Pol Pot, Son Sen
Tên trùm đồ tể từng có một gia đình như bao nhiêu gia đình...
Pol Pot Lúc về già trong rừng giáp Thái Lan, Y bịnh và chết trong cảnh tồi tàn...
 
Rồi Y bị đệ tử nhốt vào cái cũi này những năm cuối đời
 
 Sau đó xác của y thiêu bằng cành khô và vỏ xe hơi, ngôi mộ điêu tàn bị đàn chó bươi lên tha và gặm xương 
 
Để chống chọi với loài chó, Mộ của y được rào lại. Nhiều người khách hiếu kỳ tới coi mộ, con rể y lập chòi bán vé 2 USD/người. Trong lều là con rể y, người phụ nữ cầm cuốc đứng ngoài là con gái của Pol Pot. Cái còn lại của NGHIỆP là gì?
 
 Tôi nhắc lại và kể lại bởi vì, trong lúc gặp gỡ và trò chuyện cùng bà Trần Thị Bạch Tuyết, Phó trưởng phòng giáo dục Tân Biên, bà cho biết hiện nay, tình hình bên CamPuChia đã khiến cho rất nhiều bà con Việt Kiều bên đó không yên tâm và rút về trú ngụ vùng dọc biên giới. Công tác khảo sát và phân loại văn hóa để phổ cập giáo dục cho các cháu học sinh của các gia đình trên khá vất vả. Những giáo viên của vùng Biên bận rộn thêm rất nhiều.

Nhìn những ngôi nhà tạm bợ của bà con biên giới cất lên trên những nẻo đường xe qua, chúng tôi cũng chạnh lòng. Những tưởng sau 30 năm, chúng ta giúp bạn xóa sổ Khơ Me đỏ là đem lại bình yên cho xóm làng biên giới, cho bà con Khơ Me, Việt yên ổn làm ăn và giao lưu. Nhưng đâu đó vài lời tuyên bố, vài động thái…như muốn nhen nhúm hận thù trở lại

Là người đã từng bám trụ với mảnh đất này, tôi thấy thật xót xa. Xót xa cho bao nhiêu công lao của những người lính tình nguyện Việt Nam ngã xuống, máu đổ xuống…mong cho một nên hòa bình của đại cục; mong cho một sự bình an của xóm làng, cho cái thanh bình của bờ le, suối nước. Kia, ngôi nhà của những người dân tôi từng quen biết vẫn như cách nay hơn 30 năm. Hỏi sao? Vẫn nụ cười hiền lành phảng phất chút ưu tư: Cũng muốn ráng làm cái nhà to nhưng nghĩ lại thôi anh ạ. Biên giới thế này, ngộ nhỡ tình hình có gì, chúng nó lại phá san bằng mất thì uổng..

Thế đấy! tôi muốn trong lời phát biểu của buổi trao học bổng này nhắn nhủ thêm các cháu rằng: Cố mà học! Học không chỉ để vào đời cho chững chạc, để đổi đời mà còn đủ tư duy để biết cách sống hòa hợp, biết phát triển, biết tự bảo vệ mình, bảo vệ gia đình, bà con thân thuộc của mình ở cái nơi phức tạp như thế này…

Trở lại với buổi trao học bổng. Năm nay, Bà Trần Thị Bạch Tuyết Phòng GD Tân Biên và Sở Giáo Dục Tây Ninh có nhã ý bố trí cho Uocmonho trao học bổng cho các em học sinh thuộc gia đình UocMoNho tại ngôi trường đạt chuẩn Quốc Gia đẹp nhất huyện vừa khánh thành. Bác Trần Văn Thanh, Chủ tịch hội khuyến học đón chúng tôi. Khỏe hỉ?  Lạ hén! Cánh già gặp nhau cầm tay mà lắc một nhát thấy còn cưng cứng là mừng ra mặt. Ơ ai kia? Long trọng nhỉ? Quí vị lại còn cho xuất hiện cả Đài Truyền hình địa phương nữa? Biết thế này, mình mặc cho đèm đẹp chút.

Trong không khí thật chân  tình cởi mở. Lần thứ 3, quĩ học bổng Ước Mơ Nhỏ về Biên giới trao học bổng cho các em. Cuối những dãy bàn, thấp thoáng những gương mặt của Phụ Huynh học sinh. Bọn trẻ năm nay có vẻ lớn phổng lên. Nhớ cái năm đầu tiên gặp nhau, mấy cháu còn bé tí, chả biết chào là gì. Thế mà năm nay đứa nào cũng khoanh tay chào bác lịch sự như người …Sài Gòn!

Không khí trang nghiêm hẳn lên khi Phòng Giáo Dục Tân Biên mời tôi lên nhận bằng BẰNG CẢM ƠN của Phòng Giáo Dục về nghĩa cử 3 năm qua của Ước Mơ Nhỏ. Nghĩ lại thấy số mình nó sướng làm sao. Lẽ ra, cái vị trí đứng đón nhận sự cảm ơn này phải là ông Đặng Thọ Dũng hoặc ông Cái Trọng Anh Tuấn hay các vị nhà hảo tâm những năm qua miệt mài ủng hộ Quĩ Ước Mơ Nhỏ. Đằng này, các vị thì cứ âm thầm còn tôi thì cứ được…nâng cốc. (nhìn ảnh không dám cười nhé).

Xin cảm ôn thày Bùi Anh Tuấn, Phó chánh văn phòng Sở Giáo dục với những lời phát biểu mà tôi thích nhất. Thầy nói:” Bản thân tôi từng làm ban tổ chức không biết bao nhiêu sự kiện; từng đưa, đón, làm việc, giao lưu… với rất nhiều đoàn công tác từ thiện, hảo tâm trong và ngoài nước đến với tỉnh Biên Giới Tây Ninh nhưng Ước Mơ Nhỏ là một quĩ, một tổ chức làm việc thiện để lại trong tôi nhiều cảm xúc nhất. Cảm xúc vì sự vô tư của các anh; về sự đơn giản và bình dị; đúng giờ giấc, đến hẹn lại lên và nhất là khâu tìm hiểu, khảo sát rất đích đáng…”.

Chia tay, như những người bạn Nam Bộ, chúng tôi phải làm với nhau vài ly (Tất nhiên rồi). Ờ! Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu …thằn lằn núi!

Hình ảnh trao học bổng:
 
 

 
Cô giáo Hồng Phượng, Phó chủ tịch CĐ khai mạc
 
 
Bác Trần Văn Thanh, Chủ tịch Hội PHHS, Hội khuyến học trao học bổng UMN
 
 
 
Cháu Đặng Thị Ngọc Điệp, lớp 9 trường Hòa Hiệp thay mặt 10 học sinh cảm ơn...
Bên dưới, Phụ Huynh Học sinh ...
 
Đại diện UMN Phát biểu
Đại
Đại diện Sở GD Tây Ninh phát biểu
 
 
 
 
 
 
Tháng 8-2013
VH

 
 

 

Tin mới hơn:
Tin trước đây:
Ông : Đăng Thọ Dũng
Emai: dangthodung@yahoo.com
Số TK  Ước Mơ Nhỏ - Đặng Thọ Dũng: 2009206008503
Tại: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Chợ Mới, Đà Nẵng 
                                                                                                                                                                                                

Sống là cho…
Triết học phương đông có câu: “Làm cho mình là làm cho cuộc sống, còn làm cho người là làm cho cuộc đời!”.
Với quan điểm nhân thiện, câu nói trên đã đi xuyên suốt lịch sử và làm nền tảng nhân ái của loài người. Đối với chúng tôi nó có một ý nghĩa cực kỳ sâu sắc...
  • Tin mới

  • Đọc nhiều nhất