Ước Mơ Nhỏ - Tất cả vì trẻ em nghèo

Phượt câu Nam Ninh- Quảng Tây TQ (bài 9)

  Có ai lay vai tôi:” Tới Nam Ninh rồi bác ơi! Dậy làm mấy kiểu ảnh…” Tôi mở mắt: cơ man nào là xe với phố. Thích nhất là đường xá TQ vì nó rộng rãi, có qui củ và khá sạch sẽ.
.
 Xe chở chúng tôi đỗ xịch trước khách sạn Yin Bin Holel Nanning Guangxi. Ở đây à? Huỳnh Minh Định bảo:” Nên ở đây vì giá phòng rẻ, đi ra siêu thị cũng gần…”. Chúng tôi xuống đồ đạc. Chờ cho chúng tôi nhận phòng xong, cô hướng dẫn đoàn mới từ biệt. Phút giây cũng lưu luyến lắm vì dẫu gì, chúng ta cũng đi cùng đường gần 100 giờ qua. Chào các bạn! cho chúng tôi gửi về Ban tổ chức lời cảm ơn và xin cảm ơn sự tận tuỵ của các bạn…
 

 
Khách sạn Yin Bin
 
 

Lộ rất rộng và qui củ

Bắt đầu từ phút này, anh em chúng tôi ước lệ với nhau: Riêng tư! Có lẽ, vài bác cũng chỉ cần có thế. Nhóm bác Triệu Du, Huỳnh Phong…quá giang xe đi tiếp tới một khách sạn khác. Nhưng đó là chuyện của các tập sau. Bây giờ xin trở lại những phút giây chèo chống …vui vui và dzui của anh em (à quên hai thằng già chúng tôi và hai thằng trẻ là Long và Khiêm).

 
Đường rất sạch và xanh

Đi thăm chợ đồ câu thì hàng nhiều và khá rẻ nhưng cần phải biết mua và biết chọn. Đến phút này thì tôi mới thấy cái sự xông xáo, tháo vát và có phần…tinh vi của Huỳnh Minh Định. Chả là, từ khách sạn Việt Nam (Thế Kỷ) tôi thấy anh ta cứ kè kè bên mình một chiếc xà cột y hệt kiểu “cán bộ nằm vùng đi họp Miền” ngày xưa. Một lần, không nén được tò mò, tôi hỏi: Tiền hay cái quái gì mà cậu quí thế? Định trả lời:” À! Em thấy bên TQ, thanh niên ai cũng có cái xà cột này bên người. Nó rất tiện đối với lưu trữ giấy tờ. Trong này đủ thứ hầm bà lằng hết. Nhưng em có một cái thủ thân rất hữu hiệu là…cuốn sách tiếng Trung dịch sẵn.”. Tôi giở ra: chà! bố cháu tinh vi gớm. Những câu hỏi như: đường về khách sạn Yin Bin đi thế nào? Mua cơm ăn ở đâu? Xe buýt đi về ga Nanning…vv ghi sẵn. Nếu lạc đường, gã chỉ việc chìa cuốn sổ, chỉ vào dòng chữ Trung trên, Việt dưới mà hỏi thăm.

Còn lại anh em khác thì sao?

Nhóm của Minh Khoa với Dương Triển thì có A Sáng đi cùng. Sự tác chiến từ phút này tôi không rõ. Nhóm của anh Triệu Du, Huỳnh Phong có A Long đi phiên dịch, Chả biết có trục trặc gì mà các bố này lên xe đi một hồi rồi lại quay trở về Yin Bin thuê phòng như chúng tôi, Sự tác chiến cũng không quan tâm. Huỳnh Minh Định thì …tìm bố khác nào tìm chim. Sự tác chiến cũng không quan tâm!

Bây giờ còn lại 2 thằng già là tôi và Quốc Nam; thấy 2 thằng trẻ là Long và Khiêm cũng vơ vẩn giống mình. Phượt bộ chứ? Ô Kê Salem! thế là 4 chúng tôi áo quần tề chỉnh rủ nhau đi phượt phố.

Quan điểm đặt ra rất rõ ràng: thấy món gì lạ là ăn, thấy cái gì lạ là dừng, thấy cái gì rẻ là mặc cả và mua…và chúng tôi xuống đường hầm vào Namning

Thế nhưng khổ cho chúng tôi là chỉ đi…ngó vì không biết tiếng Trung Hoa. Hàng hóa nhiều vô kể nhưng chúng tôi trên xe với anh em đã bị hù dọa: nó nói thách lắm đấy!. Mà có vẻ họ bán hàng nói thách thật!

Tôi đã nghe nói về Đá đẹp ở Quảng Tây. Quyết chí chuyến này đi mua một mớ vòng tay bằng đá về tặng Vợ, tặng Bồ (bạn nhé), tặng Con, Cháu cho nó ra vẻ Phượt Quảng Tây. Ngó thấy vòng đá bán đầy. Nhấc lên thấy ghi giá cũng chỉ 150-200 tệ, màu sắc cũng vân, cũng bóng, va chạm cũng leng keng, hộp đựng thì đẹp như hộp huân chương. Trả giá phát là như cãi nhau ngay bởi thằng nói mà thằng kia có hiểu gì. Tiếng Tay không xong thì viết ra giấy. Thế mới biết cái cuốn sách thần chú của Huỳnh Minh Định áp dụng trong tình huống kiểu này là thượng sách. Cuối cùng thì 60 tệ đồng hạng muốn chọn bao nhiêu cái thì chọn. Tôi đã tưởng thằng mình mua bán giỏi, đàn ông mà trả giá tray lơ chả thua gì chị em tỉnh lẻ mặc cả ở chợ Bắc Qua. Nhưng mà…có lẽ lại nhầm! Bởi khi gặp nhau, mang ra khoe thì cậu A Long phiên dịch cười bằng mắt nhưng miệng thì:” Vòng đá ở đây không làm tại chỗ, người ta sang Cam Bôt mua sỉ mang về vì rẻ hơn…”. Choáng tập 1. Tới phần giá cả, Long bảo: Thích thì cứ mua thôi. Đồ kỷ niệm mà…”. Choáng tập 2.

Tóm lại, chuyến phượt bộ của chúng tôi cơ bản là vào siêu thị, ngó nghiêng rồi lại chén xúc xích, cơm phần, mua nhì nhằng quần áo với túi xách…

Trở về khách sạn gặp A Long phiên dịch, chúng tôi đề nghị anh đưa đi mua sắm và phượt phố với lại tìm đặc sản. Long vui vẻ nhận lời. Gặp nhóm anh Triệu Du, chúng tôi rủ nhau cùng đi cho…có đàn.

Long đúng là thổ công của Nam Ning. Bao nhiêu cái chợ từ Vip tới bình dân, hàng xôn ở đây Anh đều nắm rất rõ. Đoàn chúng tôi được một bữa phượt đáng giá và đầy kỷ niệm. Long còn đẫn chúng tôi đến khu phố ẩm thực của Namning. Trời đất! món ăn với lại món ăn. Từ thịt voi đến trái cây nhiệt đới hầu như cái gì cũng có. Tôi bảo cái phố có đến 100 mùi. Góc này mùi thịt nướng, góc kia mùi bò xào tỏi, góc kia mùi sầu riêng, Góc kìa mùi bạc hà, góc kĩa mùi húng lìu qua lửa…rồi tiếng lửa phù phù, tiếng mỡ xèo xèo, khói bay dông dài sợi xanh, sợi trắng…đáng nhớ ra phết. Chúng tôi lựa một quán ăn khá sang rồi kéo ghế. Một bữa ăn thịnh soạn bày ra, chi phí cũng tương tự như bên ta nhưng món ăn thì…Cơm tàu, vợ Nhật, Nhà lầu Tây!

Có đi vào từng con phố, có cưỡi lên cái xe tuk tuk và có nhảy lên ngồi sau chú xe ôm bên này mới thấy hết cái phong phú, muôn mặt và kể cả những vấn đề sự vụ lạ lẫm nhưng đáng suy gẫm. Qua cái phố phá trận cờ tướng: những gương mặt trầm tư, đạo mạo nhưng bặt thiệp sẵn sàng hầu cờ, phá thế với khách vãng lai. Điều kiện phá thế hay đánh cờ cơ bản theo luật chơi phổ thông và theo yêu cầu của khách. Ví như tôi muốn phá thế cờ kia với…3 chai bia! Xong ngay và chúng ta có 20 phút để thể hiện khả năng mình. Qua con phố bán toàn đồ Kiều Kiều (tôi gọi những thứ hỗ trợ yếu sinh lý là thế), những bà sồn sồn ngồi trước sạp đưa ra cho khách bất cứ thứ gì nếu khách yêu cầu. Thấy tôi và Quốc Nam có tuổi, mấy chị đưa cho mấy lọ thuốc bảo uống vào là thích như mua mũ mới (vì thằng nhỏ nhìn mũ mới), rồi tuýp thuốc bôi, rồi …đủ thứ. Để khẳng định đó là những đồ hàng thứ thiệt, có chị còn mời ghé vào khuất sau quầy để mở đĩa CD trên màn hình phẳng chỉ dẫn cách dùng và cho thấy sức hiệu nghiệm của nó.

Tò mò, chúng tôi dẻo chân theo bà chị vào khuất bên trong một tý. Mèn đét ơi! Tấm màn kéo roẹt mật cái là chúng tôi thấy một nàng nõn nường xinh hơn cả gái Nhựt Bổn. Nhưng sao con bé cứ cười mãi thế nhể? Tôi bỏ kính rồi rờ rờ: thấy mìn mịn Té ra là búp bê má ơi! Chết ở chỗ là đúng típ chân dài, ong eo chuẩn mụ, hệt người thật. Bên cạnh nàng là vô số hộp với bịch đựng các nàng nhân bản, phiên bản khác. Ngắm kỹ, họ đầy đủ các bộ phận nom ngon mắt quá đi. Bước thêm bước nữa: các bộ phận sinh dục nữ và những tuýp bôi trơn. À! Hiểu rồi! lướt nhé! Đàn ông Việt mình vốn ưa người thật việc thật, mấy món này kỳ thấy mồ.

Thế còn dành cho quí bà thì sao? Kia rồi! đồ dùng cho chị em còn đa dạng hơn nhiều lần. Cái thì có dây nhợ lằng nhằng, cái thì cụt lủn gắn pin ngo ngoe. Màu sác cũng phong phú từ trắng, vàng, cà phê đến đen như mực và đủ loại cỡ. Độc và bí hiểm nhất phải kể đến mẹt tân dược của đám này. Cái thì nó bảo xoa. Cái nó bảo uống. Vài thanh singum nó ra hiệu bảo đưa cho nữ nhai xong là họ ôm chầm lấy đàn ông. Kinh khiếp nhể! Kiểu này có lẽ cũng nên tìm hiểu kỹ để về mà bảo ban các cháu gái sau này chớ có cà phê, cà pháo, ăn kẹo cao su người ta mời là phải cảnh giác. Thiệt hỏng người như chơi!...

Ơ! Thế hai thằng già giời đánh xứ Gừng chúng mày không mua mở hàng cho bà cái gì à? Nhoáng nhìn ánh mắt với lời nói lảu tải khảu của bà chị bán hàng tôi hiểu ngay bà ta đang biểu thị lời trên. Ừ thì mua! Cho tao mua củ khoai kia 100 tệ! Bà nội kia mỉm cười ra chiều sao mày đàn ông mà mua thứ này. Mình ra hiệu là mua cho bà xã. Con mẻ cười toát tòe loe ra chiều hiểu ngay mình là thằng yếu nên chìa ngay mấy bịch kiểu …Viaga Tàu. Thôi đủ rồi! bai nhé…

Ra khỏi Kiều Kiều, chúng tôi đến công viên: thì ra người TQ rất chuộng các môn múa, vũ đạo tập thể. Tại Công viên, chúng tôi thấy có vài toán tập trung tung khẩu hiệu, múa đều lắm. Bên cạnh, một đội thanh thiếu niên đồng phục vừa đi đều vừa hô kiểu hầy dô ơi đô bên Việt Nam mình. Phải nói cái sự thích thể hiện có lẽ người Trung Quốc là đầu bảng. Chỗ nào cũng thấy khẩu hiệu, lời răn, lời lãnh tụ với cờ bướm, phướn chuối…

 
 
Chỉ cần ít tệ, ban có thể mua được các trợ thủ Kiều Kiều nhưng đồ rỏm hay đồ thiệt thì nhà cháu không dám lạm bàn.
 
 
Mời các bác vào tỉ thí cờ tướng
Mỏi chân, chúng tôi tìm xe để về thì…nhiều xe lôi lắm nhưng ai cũng lắc đầu chỉ xuống bánh xe. Bánh xe đã bị khóa cứng. Hỏi sao thì họ giải thích là những xe này vi phạm luật, phải quản chế một thời gian nhất định. Cảnh sát thực hiện bằng cách khóa xe trên phố, chủ xe phải trông nom. Hết thời gian quản chế hay đã nộp phạt thì có cảnh sát tới mở khóa cho hành nghề tiếp. Xét ra thật tiện hơn bên ta. Bên mình cứ thu gom về không có bãi chứa, mất người trông coi… Nhưng có lẽ họ làm được vì đường phố, vỉa hè của họ rộng lắm...

Nói thêm tý về CSGT và cung cách xử phạt của họ: giam người! Trong bữa cơm ông Cường mời chúng tôi, ông bảo: không dám uống rượu nhiều đâu vì bên này mà Cảnh sát kiểm tra thấy cồn quá phép trong máu là họ tạm giam 15 ngày. 15 ngày không được liên hệ với ai, không có điện thoại, không ai hỏi han. Coi như đồng đẳng từ cán bộ Tỉnh đến dân nhà quê. Tới ngày thứ thì mới hỏi cung xem anh là ai, công tác ở đâu, thân nhân thế nào…. Luật vậy nghe kinh ốm. Các vị thương gia đang giao dịch làm ăn mà tạnh vở 15 ngày coi như biệt lập thế thì còn gì là đối tác nữa… Sợ rượu khi lái xe là phải!

 
 còn tiếp
VietHoa
Ông : Đăng Thọ Dũng
Emai: dangthodung@yahoo.com
Số TK  Ước Mơ Nhỏ - Đặng Thọ Dũng: 2009206008503
Tại: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Chợ Mới, Đà Nẵng 
                                                                                                                                                                                                

Sống là cho…
Triết học phương đông có câu: “Làm cho mình là làm cho cuộc sống, còn làm cho người là làm cho cuộc đời!”.
Với quan điểm nhân thiện, câu nói trên đã đi xuyên suốt lịch sử và làm nền tảng nhân ái của loài người. Đối với chúng tôi nó có một ý nghĩa cực kỳ sâu sắc...
  • Tin mới

  • Đọc nhiều nhất