Ước Mơ Nhỏ - Tất cả vì trẻ em nghèo

Phượt Câu Nam Ninh-Quảng Tây TQ (bài 8)

  Sáng sớm, tôi trở dậy nhìn ra cái quảng trường trung tâm tối hôm 03/9 đông nghẹt người là thế thì bữa nay quang đãng và rộng mênh mông. Trên sân, chỉ có vài cụ già dậy sớm đi thể dục, vài mợ to tròn chạy lạch bạch mong cho tan mỡ. Xa xa, những đỉnh núi san sát nhau, in mờ phía chân trời. 
.
Một cảm tưởng rất giống khi vào ở thành phố Điện Biên bên ta: Xung quanh phố phường vẫn chỉ núi và núi…Đôi khi, có thể quờ tay là tóm được cả bộng mây đang lơ là ngoài cửa sổ.

Quảng trường trung tâm Đại Hóa

Tôi trò chuyện với A Sáng- người phiên dịch mà các bạn CLB câu cá Tràng An thuê phục vụ cho chiến dịch câu kéo này của các anh. A Sáng bảo: em gốc người bên Việt Nam, nhưng sang Trung Quốc từ nhỏ. Bây giờ em quốc tịch TQ nhưng lại lấy thêm cô vợ Việt Nam. Hí hí, Sáng cười bảo: em là sứ giả của câu kéo hòa bình đó…

Sáng cho tôi biết: Nơi anh ở cách xa Đại Hóa này, nhưng anh em Việt Nam yêu cầu là anh có mặt ngay. Anh còn cho biết: Thế mạnh của Đại Hóa là khai thác đá và du lịch. Thành công của Đại Hóa này được biết đến là tháng 10/2009 họ thành công trong việc địa phương được công nhận là nơi qui tập nhiều loại đá quí, hiếm nhất Trung Hoa.

Chúng tôi xuống quảng trường đi dạo. Một chiếc xe hơi 7 chỗ rất hầm hố xịch tới: Cục trưởng Văn hóa TDTT Vương Hữu Văn mở xe bước xuống. Chúng tôi chào nhau vui vẻ. Anh bảo: "sáng nay, thay mặt cho Ban Tổ chức, tôi ra chào và tiễn các anh. Thật tuyệt vời khi chúng ta có chuyến câu vui vẻ thắm tình hĩu nghị’. (hĩu chứ không hữu nhé). Chúng tôi chỉ còn biết cầm tay anh mà lắc lắc với 2 từ xe xe (cảm ơn). Bác Văn còn ngỏ ý: muốn tặng quà cho đoàn Việt Nam! Tôi lại tý ngất vì sự chu đáo của các bạn. Nhưng tôi nghĩ nhanh rằng: Một món quà (ví dụ 1 cục đá quí hay cái vòng đá đẹp, bình hoa, bức tranh gì đó…) thì đối với anh em trong đoàn cũng khó xử bởi trưởng đoàn không có, bây giờ có cái tặng phẩm, biết giao cho ai. Mà giao chắc gì anh em đó đã nhận cho. Ôi! không khéo lại khó xử.  Không! Quà cáp quí thật nhưng trong tình thế này phải uyển chuyển mới được!

Nghĩ nhanh thế nên tôi gợi ý với A Long phiên dịch:” Chú cứ bảo với bác ấy qui tặng phẩm ra…cháo. Kiểu như Huân chương không lấy đâu/các cụ bảo lấy trâu dễ chia ý (xin lỗi bài hát các cụ lão dân quân HH). Có nghĩa là, bác ấy cùng đến cái quán ăn sáng nào bình dân, tặng cho mỗi người 1 bát cháo trứng vịt hoặc mì hoành thánh, bác ấy cùng ăn với anh em, hòa đồng Công-Nông-Binh, chụp với nhau 1 tấm ảnh chia tay kỷ niệm. đó là quà tặng quí giá nhất…”.

Long cười ồ:” Không thành vấn đề! Ông sếp bảo sẽ mời đoàn Việt Nam ăn phở chua đặc sản của Đại Hóa”.

Tụi tôi vô cùng vui mừng …rỡ và rất lấy làm hân hạnh…phúc. Hai chiếc xe du lịch nối đuôi nhau chạy đến một quán phở chua danh tiếng nhất Đại Hóa. Do quán động nên chúng tôi phải chờ. Bác Văn còn vào quán yêu cầu nhà bếp nấu làm sao …có hơi hướng Việt Nam hơn một chút. Rồi sau chính bác bưng cả chảo cháo, rau thơm, ớt, gừng…múc cháo cho từng anh em chúng tôi. Cảm động với tôi đong đầy từng xăng ti mét cơ thể. Ở nhà xem phim TQ, thấy cán bộ bên này cứ nghiêm nghiêm là. Sang đây, mình chân đất mắt toét mà được đích thân bác Cục trưởng sẹc via cho thế này không khen, không nể, không …tăng xông trong hãnh diện mới là lạ…

Xin nói thêm tý về món phở chua. Nó làm bằng bánh phở như bên ta, mềm nhưng trộn các loại phèo, dạ dày heo, lòng, (nói chung là bộ đồ lòng heo) nhưng đã nấu chua, ăn kèm với rau thơm, gia vị. Khi ăn thì mang ra một chậu, múc ra các bát inox nhỏ. Điều đáng nói ở đây là dụng cụ ăn như chén, đũa, chậu đựng...không rửa trực tiếp mà quán phải nhận từ một nơi có máy hấp, dán nhãn vô trùng. Sau khi khách ăn xong, dụng cụ thu gom, gửi ngay về nơi rửa, sấy hấp...
 
Phở chua đặc sản Đại Hóa. Ngon tuyệt!

Trong lúc chờ thu xếp bàn ghế quán ăn, tôi bất giác nhìn sang bên kia đường: một công ty khá oách và bề thế. Nhưng sáng sớm tinh mà đã có mấy cô nhân viên đồng phục đứng chăm sóc, nhổ cỏ, sửa cây cảnh nom dáng rất đẹp. Mà kìa! Ơ khéo khỉ! Sao mấy cô này cứ nhá hàng hoài thế nhỉ? Làm gì có lắm cỏ giả mà cong mông nhổ hoài vậy?? Mà người thì tròn, chân thì trắng mịn như ngó rau cần!  Chết nhau rồi! Quảng cáo các bố ạ! Chả là bên quán mình, người ăn đông nghẹt, xe hơi sắp hàng…thì việc nhìn vẩn vơ sang bên kia đường là nhiều và cảnh hấp dẫn kia đập vào mắt chắc rồi nhưng khách cũng đọc thấy biển quảng cáo với Designer của Công ty là chắc nữa rồi. Hiệu quả bằng mấy đăng báo ấy chứ. Lại nể một chiêu PR mà không PR nữa của các bác…Các bố thánh thật! không lẽ lại vỗ đùi đánh đét mà khen:" Tiên sư anh Tào Tháo!".(@ Nam Cao)

Thôi ăn đi các bố ạ. Ăn rồi còn vượt. Tay Khoa Tràng an ngồi bên tôi vừa xì xụp húp phở vừa nhắc chừng.

Phải tả sơ sơ một chút về món phở chua này. Nó làm bằng bánh phở có nấu qua. Trộn vào là gia vị và các món nội tạng heo như bao tử, ruột…làm sạch và ủ chua kiểu gì không viết nhưng ăn rất ấn tượng và sau vài đũa lùa vô miệng thì ta bắt đầu thấy thinh thích. Cứ thế, cứ thế! Khảnh ăn như chú Trần Quốc Nam mà còn xơi tới 1 bát rưỡi.

Cuối cùng thì phút chia tay cũng tới. Thay mặt cho anh em câu cá, tôi nói lời cảm ơn tới Ban Tổ chức cuộc câu thi nói chung và cảm ơn tình cảm của Cục trưởng Văn nói riêng. Chúng tôi – những anh em câu cá có mặt trong buổi hôm nay, hân hạnh muốn được đón Cục trưởng sang câu giao lưu tại hà Nội hoặc Sài Gòn hay Điện Biên Phủ. Chúng tôi chúc nhau những lời chúc tốt lành. Nhờ  Sáng phiên dịch, tôi bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với công tác tổ chức, qui mô cuộc chơi, luật lệ sân đấu, tính chuyên nghiệp trong khánh tiết, quan điển Hĩu nghị trong thể hiện của các bạn… (mà tôi sẽ để cập, rút tỉa đăng ở phần cuối dãy phóng sự dài này). Các anh em khác cũng bày tỏ những lời thân tình, trọng thị và cảm kích trước sự chu đáo của ban Tổ chức trong mấy ngày qua...

Lạ lắm! có những lúc trong bụng cứ nghĩ đến cái đận năm 1979 các bác tay bo với mình ở biên giới mà có phần cảnh giác với lại ác cảm. Thế nhưng, những người dân và những người bạn câu từng chia sẻ, giao lưu như thế này không có nhẽ lại…

Nhưng mà thôi kệ! chúng tôi là những gã đi phượt. Vui mà phượt! Ham mà phượt! dù có vì cái vui và cái ham chơi đến bị hố hàng hay gì gì cũng là chấp nhận. Đã bảo rứt khoát không dính dáng đến cái thuật ngữ mà trào lưu đồng ngôn bây giờ gọi là…nhạy cảm!

Chụp với nhau thêm một tấm hình, chúng tôi chia tay nhau. Cục trưởng Vương Hữu Văn bảo:” sẽ thu xếp gửi một số anh em các câu lạc bộ câu cá Đại Hóa, Quảng Tây…sang thi đấu, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm câu kéo nhằm nâng cao văn hóa môn câu cá giải trí, bảo vệ môi trường …”.

 
Chụp ảnh chia tay
 
em Á Bình, người phiên dịch sau này của chúng tôi. Cảm ơn em về những việc làm tốt.

Chiếc xe du lịch của chúng tôi băng ra xa lộ: Nam Ninh còn khoảng 200 km, xe lao vun vút và trên xe, chúng tôi lại dắt nhau vào lơ mơ ngủ gật. Những chiếc máy ảnh xếp xó lại vì hình như cảm hứng bấm máy của các chú trên xe đang cạn dần…

Trong lơ mơ ngủ, thằng tôi và Quốc Nam lớ mớ hẹn nhau rằng: Chúng mình sẽ thể hiện sức mạnh đàn ông, sự lịch lãm của U 60, thả góc nhìn của những con mắt từng trải vào một thành phố lớn sôi động của Trung Hoa; và nhất là …nghe nói chi em người Trung Quốc da dẻ trắng hồng và mịn màng. Có lẽ, mình phải ngắm một vài em gần hơn một chút nữa…tại thành phố Nam Ninh.
 
 
 
 
còn tiếp
VietHoa
Ông : Đăng Thọ Dũng
Emai: dangthodung@yahoo.com
Số TK  Ước Mơ Nhỏ - Đặng Thọ Dũng: 2009206008503
Tại: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Chợ Mới, Đà Nẵng 
                                                                                                                                                                                                

Sống là cho…
Triết học phương đông có câu: “Làm cho mình là làm cho cuộc sống, còn làm cho người là làm cho cuộc đời!”.
Với quan điểm nhân thiện, câu nói trên đã đi xuyên suốt lịch sử và làm nền tảng nhân ái của loài người. Đối với chúng tôi nó có một ý nghĩa cực kỳ sâu sắc...
  • Tin mới

  • Đọc nhiều nhất