Ước Mơ Nhỏ - Tất cả vì trẻ em nghèo

Phươt Câu Nam Ninh - Quảng Tây -Trung Quốc

  Chuyến câu thi tại Quảng Tây Trung Quốc đến với Hội câu Những Người Bạn tại Thành Phố HCM qua chị Lê Thanh Thúy- Giám đốc công ty đồ câu Hoa Gia Thành. Chị Thúy cũng còn ít tuổi nhưng khả năng kinh doanh thì chẳng mấy ai bằng. 
.
Chị là doanh nhân không chỉ mê kinh doanh mà còn rât mê câu. Chính vì thế, chị kinh doanh đồ câu xuyên quốc gia. Chị ham câu cá và đến với anh em câu cá Sài Gòn từ rất sớm. Buổi ban đầu, khoảng năm 2004, chị xuất hiện trước tôi và Nguyễn Anh Nguyên với dáng người bé nhỏ như một cô bé học sinh. Nhưng bên cạnh chị là một Đại sư về câu cá và kinh doanh đúng nghĩa.
 
Chị Thúy và nhân viên giữa một rừng gươm shimano &daiwa...
Nhận giải
Với tác giả
Từ đây, chúng tôi cử nhau đi Trung Quốc
 
 
Nhận kỷ niệm
Khi chúng tôi thành lập Hội câu Những Người Bạn, chị tham gia trong ban lãnh đạo với chức danh Ủy viên. Đợt này, Các doanh nhân Nam Kinh - Quảng Tây Trung Quốc tổ chức một chuyến câu thi tầm quốc gia với khoảng hơn 1000 cần thủ đến từ khắp nơi. Họ dự kiến câu thi thiên nhiên 2 ngày và 1 đêm tại khu vực hồ lớn nhất miền núi đá Quảng Tây Trung Quốc…
 
Giao lưu câu thi tại Ao Đôi (Bình Chánh HCM) người ngoài cùng bên trái là ông Cường (cần thủ và doanh nhân TQ), mấy năm sau, ông trong Ban Tổ chức câu Đại Hóa gửi sang Việt Nam mời anh em chúng tôi câu thi giao lưu tại Quảng Tây

Trong thư mời gửi các cần thủ Việt Nam, Ban tổ chức thông báo sẽ đón các cần thủ Việt Nam tại cửa khẩu Bằng Tường và từ đó trở đi, mọi chuyện Ăn- Ngủ-Nghỉ, đi lại….đều do phía bạn tài trợ. Vậy là, anh em trong Sài Gòn ra chỉ lo vé máy bay và anh em phía Bắc chỉ cần hẹn nhau tại cửa khẩu Lạng Sơn.

Bàn đi, tính lại mãi, anh em Hội câu Những Người Bạn cử mấy anh em chúng tôi đi cho biết với người ta. Đi để học tập cung cách tổ chức; học cách điều hành sự kiện, giao lưu PR cho người ta biết cái Hội Câu Những Người Bạn và nhất là tham khảo kỹ thuật và …viết bài!

Xin cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của Công ty Hoa Gia Thành, cửa hàng Định Đồng Diều chị Lê Thúy Diễm cùng ông xã và anh Đỗ Cao Chí, Giám đốc Khu du lịch Đồng Diều… đã tạo mọi điều kiện để anh em chúng tôi (và bản thân tôi) lên đường.

Chúng tôi xuất quân gồm có: Tôi, cậu Long, cậu Thêm, cậu Định Đồng Diều và chú Nam Vũng Tàu. Visa đã sẵn sàng và đồ câu, mồi câu cũng được bổ sung đa dạng hơn…Anh em hẹn gặp nhau ở khách sạn Thế Kỷ (Gia Lâm- Hà Nội). Phía Bắc các bác ấy thông báo có Trịnh Minh Khoa, Dương Văn Triển, Nghiêm Bá Vương, Triệu Du, hai bác ở Điện Biên, …

Ngay từ chập tối, chúng tôi đã tập trung đầy đủ để bàn nhau thống nhất kế hoạch để làm sao lên đường thuận lợi nhất. Hai bác Khoa và Triển dù nhà ở Hà Nội nhưng cũng sẵn sàng tập kết tại Khách sạn luôn để chủ động cho xuất phát sớm và làm công tác chuẩn bị thẻo và mồi.

Có đi cùng với các bạn chuyến này tôi mới thấy hết cái quyết tâm câu kéo của anh em cao như thế nào. Căn phòng 301 của KS Thế kỷ mới giường nằm ưu tiên bày la liệt những thẻo, mồi, phao, dây cùng các thiết bị ngư cụ còn người thì ngồi dưới sàn tóm lưỡi, sắp dây. Đồng thời, chúng tôi cũng để tâm nghiên cứu thât kỹ những nội qui của cuộc chơi để làm công tác chuẩn bị sao cho không thừa và cũng không đến nỗi bị động.

Nhưng thực chất mà nói thì thông tin về cuộc chơi không nhiều. Chúng tôi khoái là đi chứ chả biết họ câu theo cách gì, bao nhiêu lâu và trong hồ nuôi hay ngoài thiên nhiên. Cũng chả biết đối thủ của mình là ai. Càng không biết địa điểm câu như thế nào. Ông nọ ngó ông kia. Gút phát lại là: đi khắc đến! Đến khắc câu và câu khắc có cá. Phiên dịch thì nghe đâu các bác thương gia bên TQ cử anh Long – sinh viên TQ đang theo học ở VN làm thông ngôn. Vậy thì còn lo quái gì. Đi là đi. Chú Trần Quốc Nam còn bảo: hộ chiếu của em đi khắp nơi Hoa Kỳ rồi, chuyến này anh không bận thì anh em mình bay qua Hương Cảng óanh bài luôn cho phê. Nói nghe như có bão vù vù roài!

3 giờ 30 sáng, Huỳnh Minh Định gõ cửa phòng chúng tôi báo thức. Hai chiếc xe hơi đã sẵn sàng: xe Nghiêm Bá Vương và xe của CLB câu cá Tràng An. Chúng tôi tranh thủ chất đồ đạc lên xe và xuất phát.
 
Trước khi lên đường tại KS Thế Kỷ, từ phải sang: Dương V Triển, Trần Q Nam,

NG. Long, Thêm, Anh Khoa, Minh Định và Bá Vương

Thật đáng nể phục cho bà con lao động ngoài này. Dù mới chỉ 4 giờ sáng nhưng nhiều quán xá, cửa hàng đã sáng đèn. Ngoài đường chính chợ đã nhóm họp với những quang gánh, tay xách, xe đạp và xe máy thồ chất ngất những rau, dưa, hoa quả và thực phẩm…
 
He he Xứ Lạng sớm tinh/sọt thồ em cứ giăng giăng bẫy tài!

Có lẽ cũng nên nói sơ qua về thực tế hiện tại cuộc chơi để anh em xa gần nắm được: Thông tin về cuộc thi đã được fax sang cho anh em Việt Nam nhiều ngày trước đó. Các cần thủ Việt Nam có thể tham gia đến 20 người và các chi phí thì Nhà nước Nam Kinh sẽ thu xếp đón đưa tại Cửa khẩu Hữu Nghị. Tuy nhiên, do cuộc thi đúng vào dịp nghỉ lễ Quốc Khánh nên nhiều anh em dù rất thích xê dịch câu kéo nhưng không thể tham gia. Ngay tại Hà Nội, cũng do điều kiện công việc nên các CLB câu cá cũng khó thống nhất thời điểm tập trung. Dù thông tin còn có thể chưa khớp; dù cách nhìn vào cuộc chơi còn có những góc, cung chưa đồng độ nhưng thôi thì cứ…biên giới mà thẳng tiến và tôi tin rằng câu cá mới là chuyện lớn…

Xe chúng tôi luồn lách qua những ngõ nhỏ để tìm đến nhà A Long- người phiên dịch cho chuyến đi. Nhà Long ở phố Lạc Chính nhưng quả thật hôm nay chúng tôi đi tìm phố Lạc Là Chính! May sao, với trí nhớ khá tốt của Nghiêm Bá Vương, chúng tôi kịp lôi A Long – Chàng sinh viên trường Đại học ngoại ngữ Hà Nội ra khỏi căn nhà thuê ấm cúng để lên đường. A Long bảo:” Nhóm của anh Triệu Du đã đi trước từ lâu rôi. Té ra, chúng tôi chưa phải là gương mẫu nhất!
 
A Long, người phiên dịch cho chúng tôi

Ghé vào quán phở với nồi nước dùng nghi ngút khói, chúng tôi tranh thủ điểm tâm. Kìa! gã chủ quán trẻ măng, đẹp giai có thẻ nhận ngay ra chúng tôi là những tay câu kéo. Nhìn cung cách gã ngắm những túi đồ chơi và trang phục chuyên dùng với con mắt kia là hiểu ngay gã rất mê câu. Đúng y pooc! Khi tôi bảo:” Ông có khoái thì chất đồ lên đi câu chơi với bọn tôi”. Gã cười nhè nhẹ nhưng rõ ra đau khổ:” ối Em cũng nghiền lắm nhưng quán xá thế này, gấu tươi tốt thế kia bỏ làm sao đành!”. Ha Ha Ha! thế ra trên đời này cũng có khối ông thèm được thức đêm mà buộc lưỡi với mân mê bóp mồi mà đã được đâu!

Chiếc xe phong trần của Nghiêm Bá Vương máy rất khoẻ và lao đi vun vút rẽ đôi từng khoảng sương mờ buổi sớm. Từng cột cây số bỏ lại phía sau. Cách Lạng Sơn khoảng 40 cây số, bà con mình bày bán mãng cầu bên đường nhiều vô kể. Những thúng, sọt, cần xé mãng cầu xiêm ngon mắt ngồn ngộn.
 

Biên giới đây rồi! Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa/ có nàng Tô Thị chủ lò nung vôi. Chúng tôi làm thủ tục qua biên giới. Mấy chú biên phòng thật dễ tính. Có chú còn dặn tôi: câu thì ưu tiên! Nhưng các bác thay mặt cho Việt Nam nhớ phấn đấu mang cờ, mang cúp về nhá”.

Ối giời đất! con xin các bố tha cho! Chúng em đây chỉ ham câu kéo, vui đâu chầu đấy, thay mặt cho bà xã còn không xong dám gì hóng hớt chuyện Cuốc Da. Mà thật! cái môn vui vẻ này mà đặt vấn đề trịnh trọng, to tát quá là mất đi cái hứng và cái bản chất đam mê tự nhiên ngay.

Biên Phòng bên ta dễ bao nhiêu thì Biên phòng Trung Quốc khó bấy nhiêu. Thủ tục rồi cũng xong thôi nhưng qua mấy cửa. Cái chú ngồi bàn xét hộ chiếu cứ dòm kỹ bộ râu cứt mũi của Huỳnh Minh Định rồi soi vào tấm hình làm như lão nghi ông chủ tiệm mồi câu này có họ hàng với Bin La Đen. Cuối cùng cũng Hảo lớ! đổi tiền, ra xe, phóng lên bến chính. Nhận xét đầu tiên là người thật đông, taxi chờ khách không ít nhưng cấm thấy món hàng rong, vé số xuất hiện và đám tài xế ta xi cũng hỏi han, mời mọc nhẹ nhàng…

Mưởi phút sau, chiếc xe khách của Ban Tổ chức đón chúng tôi. Một cô hướng dẫn viên tươi như hoa và một cậu tài xế đẹp giai, cần mẫn hiền lành như anh Pha của chị Dậu đang sẵn sàng...
 

 Đoàn câu cá Việt Nam tại cửa khẩu Bằng Tường
 
Những cô bán vé cầu đường rất xinh, cười tươi. Tài xế đường dài nhìn là tỉnh ngủ
 
VietHoa
Ông : Đăng Thọ Dũng
Emai: dangthodung@yahoo.com
Số TK  Ước Mơ Nhỏ - Đặng Thọ Dũng: 2009206008503
Tại: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Chợ Mới, Đà Nẵng 
                                                                                                                                                                                                

Sống là cho…
Triết học phương đông có câu: “Làm cho mình là làm cho cuộc sống, còn làm cho người là làm cho cuộc đời!”.
Với quan điểm nhân thiện, câu nói trên đã đi xuyên suốt lịch sử và làm nền tảng nhân ái của loài người. Đối với chúng tôi nó có một ý nghĩa cực kỳ sâu sắc...
  • Tin mới

  • Đọc nhiều nhất