Ước Mơ Nhỏ - Tất cả vì trẻ em nghèo

Từ Đại ca đến Đại Đức

 Trong số những nhà sư năng động dịp lễ khai giảng chùa Huyền Không 1 tôi thấy một Đại Đức khỏe mạnh và nhiệt tình. Đại Đức xưng tên là Chơn Hữu. Nghe cái tên thật quen. Thì ra, vị này chính là thủ lĩnh của Giang hồ Ánh Sáng trên Cao Nguyên lừng lẫy một thời…

.   Hôm nay, có việc lớn tại Huyền Không 1, các sư trụ trì các chùa khác và phật tử các chùa khác đều ghé tới giúp việc công quả. Đó cũng là một nét sinh hoạt văn hóa phổ biến của phái Nam Tông. Khi bắt tay chúng tôi chào tạm biệt, toi hơi e dè khi thấy bàn tay anh cụt một ngón trỏ. Như nhận ra ánh mắt thắc mắc của tôi, một phật từ ghé vào tai nói nhỏ:” Trong một lần day dứt trước khi từ bỏ chốn giang hồ, Đại đức đã nhai nát ngón tay mình để trải nhận cảm giác đau đớn…”.

Sau cai bắt tay mạnh mẽ của nhà sư, bất giác, tôi nhìn lên bả vai trần của anh lộ ra dưới màu áo Vàng của Phật phái Nam Tông thì thấy một vết sẹo phá hình xăm to bằng cái chén ăn cơm. Vậy là bắt đầu một cuộc tìm hiểu trước khi chúng tôi đến trao học bổng tại chùa Định Quang nơi Đại Đức chủ trì với những lớp học tiếng Anh mấy năm nay…

Đại Đức Chơn Hữu tên  khai singh là Huỳnh Thiện Hữu, 43 tuổi nguyên quán  huyện Phú Vang, Thừa Thiên – Huế).  Năm 1975, gia đình chuyển đến Đà Lạt lập nghiệp. Từ một cậu bé học giỏi, Hữu nhanh chóng chuyển sang bướng bỉnh và  nhuốm màu anh chị.

16 tuổi, anh bỏ học, trở thành thành viên của băng “Ánh sáng” – một nhóm giang hồ chuyên làm “luật rừng” ở các quán bar, vũ trường và tổ chức đua xe trái phép ở Đà Lạt. Băng này hội tụ từ 20 đến 30 thanh niên liều lĩnh và chịu chơi.  Băng Ánh Sáng  thường đến các vũ trường chơi bời, làm bảo kê, đòi nợ thuê, chăn dắt vũ nữ. Vì tiền các thành viên băng Ánh sáng sẵn sàng sát phạt đối phương một cách không thương tiếc.

Nhưng cuộc đời vốn có hợp, có tan, Sau 4 năm, Hữu tách khỏi “Ánh sáng” để lập băng rồi kéo nhau lên bãi vàng Tà In (xã Tà In, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) hoạt động.

Ở chốn đại ngàn heo hút, khắc nghiệt, nhóm của Hữu đã thể hiện “đẳng cấp” so với các nhóm đào vàng khác. Anh kiếm được số tiền, vàng rất lớn. Cuộc sống tưởng rằng sẽ thuận lợi và vương giả. Nhưng rồi “của rừng rưng rưng nước mắt”. Anh bị ngã nước. Sốt rét đã khiến cho anh thành thân tàn ma dại.

Chính thời gian này, anh có đủ tĩnh trí để suy nghĩ lại những việc làm và bước đi của mình. Hữu đã ngộ ra rằng sức lực con người cũng có hạn, không thể huy hoàng mãi trong chốn giang hồ, nhiều bạn bè đã có lúc phải trả giá đắt…

Hữi quyết định  trở về cõi thiện vào dịp trận lũ lịch sử nhấn chìm không biết bao nhiêu sinh mạng, nhà cửa…,

Buông dao thành phật? Không đơn giản với đời người!

Trở lại cõi thiện, Ban đầu, anh xin vào làm nhiếp ảnh. Nhưng rồi cái vị thế và tiếng tăm giang hồ lại đưa anh đến chỗ tác quái trong lĩnh vực nhiếp ảnh. Những đồng tiền kiếm được dù nhiều nhưng cũng lại ném vào trác táng….

Chơn Hữu kể rằng:” Trong một lần đang đi lang thang bỗng đọc được tập thơ "Chèo vỡ sông trăng", rồi tập truyện "Người trồng hoa và chàng tu sĩ" mà tác giả là thiền sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh. Anh như bắt gặp hình bóng mình trong đó. Lúc ấy, Thiện Hữu mới nhận chân ra rằng: Chỉ có cuộc sống hướng thiện với tấm lòng nhân ái, vị tha mới có được hạnh phúc và đem lại hạnh phúc cho người khác, mới giải phóng được thù hận, lỗi lầm. Để thoát khỏi cuộc sống vô bổ hiện tại, chỉ có cách tìm đến cửa Phật.


Hữu tìm đến ngôi chùa Huyền Không Sơn Thượng (huyện Hương Trà) để tu hành. Tại đây, anh gặp sự thầy Minh Đức Triều Tâm Ảnh. Hàng ngày, Chơn Hữu thức dậy ngồi thiền, đọc kinh Phật và ôm chiếc bình bát đi khất thực vào mỗi buổi sáng sớm…

Đoạn đường đi cứ mãi miết, xa vời. Bao nhiêu những ánh mắt nhìn khinh khi, dè bỉu, nghi ngờ của thế gian. Cũng công bằng thôi. Liệu đã ai tin một gã giang hồ xẻ máu không tanh kia lại có thể hoàn lương nhanh nhảu làm vậy. Liệu rằng có khuất tất gì trong cái vỏ bọc cà sa kia không?

Người đời cứ nghi ngờ. Miệng thế gian cứ dè bỉu. Chơn Hữu không nản lòng. Anh vẫn đi. Vẫn làm. Chịu đựng tất cả. Chính quyền địa phương vẫn nhìn theo từng bước chân anh mong một sự thiện tâm chân tình. Chỉ có 2 người tin tường, kỳ vọng ở sự học tập, tu rèn của người thanh niên 29 tuổi Chơn Hữu đó là người mẹ tần tảo của anh và sư thầy Minh Đức Triều Tâm Ảnh…

Sau 2 năm, Chơn Hữu được xuất gia và được gọi là Sa Di (cấp bậc đầu tiên trong Phật giáo). Sau đó, Hữu được học trường Trung cấp Phật giáo tại TP Huế trong 2 năm, rồi trở về chùa nhận chức Thọ giới Tỳ kheo. Tiếp đến, Tỳ kheo Chơn Hữu được học Phật pháp. Đến năm 2005, Tỳ kheo Chơn Hữu được bổ nhiệm về trụ trì chùa Định Quang, một ngôi chùa được xây dựng từ năm 1950 nhưng đã bỏ hoang từ lâu, mọi cơ sở vật chất dường như sụp nát, hoang tàn. Nhớ về những ngày đầu mới tiếp quản chùa, nhà sư tâm sự: "Đêm đến phải ngủ ở Điện thờ. Còn mọi sinh hoạt vào buổi sáng phải đi nhờ ở chùa khác cách mấy cây số"…

Bằng việc khất thực và xin sự hỗ trợ, sư Chơn Hữu đã xây dựng lại được cơ sở vật chất khá khang trang tại chùa, với những lớp học tình thương nơi Tuệ học đường đầy ắp tiếng cười của các em học sinh nghèo, của những mảnh đời bất hạnh không nơi nương tựa. Trong khi chùa còn gặp nhiều khó khăn nhưng khóa học tiếng Anh đầu tiên tại Tuệ học đường đã được sư Chơn Hữu tổ chức và thuê giáo viên giỏi về dạy cho 240 em học trò cũng đã tốt nghiệp sau 18 tháng theo học miễn phí. Kinh phí của khóa học này ngoài đi khất thực ra, sư Chơn Hữu còn trồng hoa lan và triển lãm ảnh để bán lấy tiền trang trải.
Ngoài công việc tu trì, sư Chơn Hữu còn làm nhiều việc thiện như trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn… Thời gian còn lại, sư trồng hoa lan, sáng tác thơ hay tìm đến những cảnh sắc thiên nhiên để chụp ảnh. Kho ảnh của sư được Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Thừa Thiên - Huế tổ chức triển lãm, được đánh giá rất cao về nghệ thuật…

Có duyên với Uocmonho

Khi chúng tôi đến, Chương trình khai giảng tiếng Anh của chùa Định Quang chuẩn bị bắt đầu. Dẫn phái đoàn của Uocmonho xuồng phòng học khang trang, đã chật kín các em học sinh và đông đảo phụ huynh, Đại Dức Chơn Hữu nhẹ nhàng đánh giá tình hình năm học cũ, khai giảng năm học mới, biểu dương khen thưởng các em học sinh …

Bà Phan Thị Thu Thảo, thư ký hội đồng giáo viên tiếng Anh đọc báo cáo đánh giá về khóa học ngoại ngữ Metta tại chù Định Quang đã dạy tiếng Anh miễn phí cho 240 em học sinh trong vùng. Khóa học gồm 8 lớp và sau 18 tháng giảng dạy (Khai giảng 15/6/2010) đã có những kết quả hết sức tốt đẹp. Đặc biệt, tại đây đã có nhiều em được cử đi thi học sinh giỏi ngoại ngữ của Tỉnh và thị xã. Bà Phan Thị Thu Thảo cảm ơn sự tài trợ của quĩ Schimitx và sắp tới là Uocmonho đã đồng hành với chương trình…

Ông Nguyễn Văn Tuấn, chi hội trưởng Phụ huynh học sinh bày tỏ lòng cảm ơn tới các sư trụ trì, các phật tử, các thầy cô giáo và các nhà tài trợ.

Đặc biệt tại chùa Định Quang hôm nay. Lời phát biểu của đại diện học sinh lại là một bài hát tiếng Anh của cô bé nhỏ và xinh xắn.  Cháu nói rằng: khi cháu vào chùa học thì không biết đánh vần, nhung sau khóa học hôm nay cháu đã hát đuộc bài hát rõ rằng bằng tiếng Anh. Giọng cô bé cất lên, trong trẻo và vô tư. Rồi cùng hòa quện vào giọng hát của em là cả tập thể học sinh, phụ huynh và cả chúng tôi nữa… Bài hát đã đem lại sự đồng điệu và cảm thông chia sẻ!

Thay mặt cho Ướcmonho, ông Đặng Thọ Dũng, Chủ tịch HĐQT công ty PV OIL Thừa Thiên Huế, chủ nhiểm quĩ Uocmonho lên trao học bổng cho 3 em học sinh hoàn cảnh cực kỳ khó khăn phải nương tựa tại chùa và số tiền hỗ trợ Nhà Chùa cho chương trình dạy và học tiếng Anh

Tiếp xúc với chúng tôi, cô giáo Nguyễn Thị Hòa, Nguyễn Thị Quỳnh Hương nói về sự xúc động đối với tình cảm ham, hiếu học của học sinh. Những phật tử  gắn bó với chùa Định Quang  như chị Huệ Phương, Chị Phương Thảo, chị Hồng Hạnh…đều tâm nguyện mong muốn rằng: các chương trình dạy và học của chùa Định Quang sẽ nối dài hơn nữa để giúp các em học sinh vùng xa này ngày càng tiến bộ hơn lên…

Bài và anh: Vietphuong

Đại diện Phụ huynh và học sinh trong buổi khai giảng

Thầy Đại Đức Chơn Hữu khai giảng (bên cạnh là sư cô Tiến sĩ Liễu Pháp- Giảng viên đại học Newdelhi Ấn Độ)

Chùa Định Quang

Ông Đặng Thọ Dũng- Chủ nhiệm quĩ Uocmonho phát biểu và trao học bổng, tài trợ cho chương trình

Vườn Phong Lan củq nhà chùa

 

 

Kỳ sau: Minh Đức Triều Tâm Ảnh là ai mà ngộ được ra Chơn Hữu?

Ông : Đăng Thọ Dũng
Emai: dangthodung@yahoo.com
Số TK  Ước Mơ Nhỏ - Đặng Thọ Dũng: 2009206008503
Tại: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Chợ Mới, Đà Nẵng 
                                                                                                                                                                                                

Sống là cho…
Triết học phương đông có câu: “Làm cho mình là làm cho cuộc sống, còn làm cho người là làm cho cuộc đời!”.
Với quan điểm nhân thiện, câu nói trên đã đi xuyên suốt lịch sử và làm nền tảng nhân ái của loài người. Đối với chúng tôi nó có một ý nghĩa cực kỳ sâu sắc...
  • Tin mới

  • Đọc nhiều nhất