Ước Mơ Nhỏ - Tất cả vì trẻ em nghèo

Hai chị em ruột đều là Anh Hùng LLVT

  Có lẽ trường hợp một gia đình có đến 3 người được phong Anh Hùng thì chỉ trường hợp gia đình bà Kan Lịch là duy nhất Việt Nam. Một nhà nghiên cứu khi cùng chúng tôi đến A Lưới khảo sát đã phải thốt lên:

.

Có thế nói Việt Nam không đâu ác liệt hơn A Lưới, không có nơi nào chịu nhiều chà xát của chiến tranh như A Lưới, không có nơi nào tỷ lệ nhiễm độc của thuốc phát quang, thuốc diệt cỏ đậm đặc như A lưới và cũng không một huyện nào trên đất nước này có số xã được phong Anh Hùng nhiều như A Lưới.

Hai chị em người Anh Hùng không xa lạ gì với bạn đọc trên cả nước mấy chục năm qua. Người chị: Anh Hùng Kan Lịch còn xuất hiện trong sách giáo khoa và bà cũng là người nữ dân tộc ít người đầu tiên của Việt Nam được phong tặng danh hiệu Anh Hùng lực lượng vũ trang. Còn người em, Anh Hùng Hồ A Nul, người chiến sĩ vận tải Trường Sơn gùi vũ khí, đạn dược, lương thực, quân trang, khí tài...cần mẫn hàng ngày không nghỉ ngơi suốt 7 năm ròng rã, mỗi ngày vượt cung đường đèo dốc 30 km...

Vẫn là nghệ sĩ Nguyễn Tiến Đời dẫn chúng tôi đến tư gia của bà Kan Lịch. Đó là một căn nhà mặt tiền, nằm ở trung tâm thị trấn A Lưới. Khi chúng tôi tời thì người nhà báo bà Kan Lịch yếu, bây giờ đi đứng phải có người dìu đỡ. Tuy nhiên, khi nhắc đến có nhà báo tới phòng vấn mà lại là người của Năng Lượng Mới – Cơ quan truyền thông của Tổng công ty dầu -  Nhà tài trợ kinh phí cho việc xây  trường tiểu học Hồng Thượng và Ước mơ nhỏ -người xin phụng đưỡng 5 Anh Hùng hiện tại của A lưới thì bà vui lắm. Phải tiếp anh chị em thôi…

Vậy là thím cháu chúng tôi ngồi trên bộ sa lông nghe bà kể về những kỷ niệm và những trận đánh năm xưa.

Thật khâm phục với trí nhớ tuyệt vời của bà. Giọng bà rõ ràng, rành rẽ:

…Tôi sinh năm 1943, từ năm 1958. Ban đầu, do còn nhỏ tuổi, được phân công làm liên lạc với nhiệm vụ chuyển công văn, thư từ cho cán bộ, du kích trong xã. Năm 1961, thoát ly, tham gia đội du kích Hồng Bắc, tham gia đánh 49 trận lớn nhỏ trên quê hương A Lưới. Đánh du kích là chính vì tôi chỉ huy du kích 3 xã. Quân số khoảng 60 người. Có những trận phối hợp với bộ đội, có những trận phối hợp với du kích các vùng lân cận…

Bà mỉm cười vui vẻ: Quan điểm và cách đánh của tôi là bất ngờ, bám thắt lưng địch mà đánh,. Vào sát nách địch mà ở. Du kích A Lưới căng nhất là thiếu lương thực . Nhiều bận, đi phục chờ đánh địch càn lên mà bụng đói cồn cào. Tôi nảy ra sáng kiến nạo khoai mì ra, cho vào ống tre, nướng lên cho vào gùi mang đi. Cách này khoai mì để được 2-3 ngày đủ cầm cự chờ giặc đến.

Kỷ niệm về cách đánh địch thì nhiều, nhưng bà nhớ mãi một trận đánh vào đồn A Sầu. Lần ấy, bà cùng anh em du kích quyết tâm đánh địch bằng cách bất ngờ. Nhưng chờ thời cơ mãi mà 2 ngày không đánh được vì địch ra vào lẻ tẻ. Cuối cùng thì bà nghĩ ra cách tiềm nhập vào bếp ăn của chúng lấy cắp cơm và nước uống mang ra cho anh em. Đội du kích ăn xong lo ngủ chờ trời sáng. Đúng như bà dự đoán, khi 7 giờ sáng hôm sau, địch tập trung quân để đi càn thì du kích nổ súng. Trận ấy, chỉ chưa đầy 10 du kích mà chúng ta tiêu diệt hơn 40 tên…

Nói đến việc tiêu diệt máy bay, bà Kan Lịch sôi nổi hẳn lên. Bà bảo bà là nữ du kích đầu tiên tiêu diệt máy bay Mỹ bằng súng trường Mát. Ngày ấy, không có một ai đủ suy diễn để có thể hình dung rằng chỉ súng trường mát bắn viên một mà du kích nũ A Lưới bắn rơi cả máy bay vận tải DaKota.

Sân bay A So được đế quốc Mỹ xây dựng từ những năm 1960 hòng tăng cường tiềm lực, khả năng quân sự để chống lại các hoạt động vũ trang của quân và dân ta. Cùng với sân bay A So chúng còn xây dựng sân bay A Co ở Hồng Thượng, sân bay A Lưới ở thị trấn A Lưới với mục đích khống chế hành lang chiến lược phía Tây dãy Trường Sơn, và ngăn chặn sự lớn mạnh của con đường chiến lược Hồ Chí Minh từ miền Bắc vào và miền Nam ra. Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai đã rải chất độc màu da cam, phát quang, tiêu diệt lực lượng cách mạng, phá vỡ thế trận chiến tranh nhân dân.

Trước tình hình vậy, Du kích A Lưới quyết định tiêu diệt máy bay địch, làm tê kiệt và suy yếu các cuộc hành quân, càn quét bằng đường không của địch...

Bà kể:”… Ngày tôi đi dự Đại Hội Anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc về. Lúc này, địch tăng cường các cầu hàng không vận chuyển quân, vũ khí, thuốc diệt cỏ lên A Lưới. Các sân bay  như A so, A Lưới máy bay lên xuống hàng ngày. Du kích chúng tôi lên rừng, lập sa bàn rồi tập đánh 2 ngày rưỡi; sau đó chúng tôi tiếp cận sân bay. Phương án đặt ra là khi máy bay xuống đổ hàng thì không bắn nhưng khi máy bay bốc quân lên thì tiêu diệt. Đúng 9 giờ, máy bay địch cất lên. Tôi giương súng trường và bắt quyết liệt. Chiếc máy bay đang lên độ cao thì khựng lại, chao đảo rồi bốc cháy và đâm xuống ven rừng. Trong máy bay có 60 tên địch đang chuẩn bị đi càn. Đặc biệt, có một phó sư đô đốc…”.

Chuyện về bản thân, bà bảo:” Tôi được phong danh hiệu Anh Hùng LLVT năm 1967; cuộc đời vinh dự được 7 lần gặp Cụ Hồ, được Người hỏi thăm, căn dặn và nhắc nhở hãy giữ vững tinh thần chiến đấu, lập công nhiều hơn nữa để mau chóng giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước…

Về người bạn đời của Nữ Anh Hùng – ông Hồ Xuân Chiến, cũng là sĩ quan quân đội. Ông đi bộ đội chủ lực, thuộc Binh đoàn Trường Sơn, sau về Trung đoàn 47 của Quân khu. Tình yêu của ông bà đã được nhen nhóm trong những ngày kháng chiến và trải qua rất nhiều thử thách. Quen nhau năm 1959, đến tháng 4-1964 gia đình hai bên tổ chức cưới vắng mặt. Phải đến tháng 12-1969, hai vợ chồng mới chính thức được gặp mặt nhau khi cùng ra Hà Nội học. Năm 1971, tức đã bảy năm sau ngày cưới, vợ chồng Kan Lịch mới có đứa con đầu lòng…

Anh Hùng Hồ A Nul, em ruột của bà Kan Lịch lại có quãng thời gian trong chiến tranh bi tráng và oanh liệt có một không hai kể cả trên thế giới. Ông A Nul là người có sức khỏe phi thường; là bộ đội chủ lực chủ yếu phục vụ chiến trường Lào, Campuchia và Tây Nam Bộ -trên những cung đường mòn Trường Sơn. Nhiệm vũ của ông và đồng đội là gùi quân trang, vũ khí, lương thực. Hàng ngày, ông phải đi một cung đường lên đến 30 km và trên vai gùi 180 kg vũ khí và qân giới. Chiến dịch năm 1968, lần gùi kỷ lục với 192 kg trên lưng với 4 đầu đạn trên 100 kg, ngoài ra còn có súng, bom, mìn, lương thực…

Bảy năm trời, ngày nào cũng trên cung đường Quảng Bình – Tây Nguyên, người Anh Hùng A Nul đã cõng an toàn 179 tấn hàng gồm đạn dược, xăng dầu, lương thực, quân trang quân dụng. Thật là một chiến tích phi thưởng! Ông bảo có lần bị thương nhưng quyết không để thất thoát tài sản…

Năm 1969, ông được phong Anh Hùng Lực lượng vũ trang. Là thương binh hãng 4/4. Ông vẫn còn đủ sức khỏe tại ngũ đến năm 1988 mới xuất ngũ với quân hàm thiếu tá, phó chỉ huy qâun sự A Lưới. Ông khoe với chúng tôi là căn nhà đang ở được Huyện đội làm cho. Ông bủi ngùi kể về những ngày tháng bệnh tật, vết thương tái phát hành hạ đến tê liệt một phần cơ thể gần 10 năm trời…

Thế nhưng, khi chúng tôi hỏi ông có nguyện vọng gì cho bản thân thì ông cười nhẹ rồi bất chợt trầm tư:” Tui chỉ mong Nhà Nước quan tâm hơn nữa đến chính sách ưu đãi cho anh em cùng đi Trường Sơn vất vả, ác liệt một thời, một thủa…”

Chia tay với Uocmonho, ông và người vợ ra tận đầu đường tiễn chúng tôi. Nhìn ông lão đen sắt, vững chãi đứng cạnh người bạn đời nhỏ nhắn; đằng sau là căn nhà nhỏ xinh và bạt ngàn nương sắn xanh mơn mởn, nắng chiều như bừng lên giữa không gian tĩnh lặng, dáng vẻ thật  bình dị, giản đơn  như thể bao nhiêu năm qua, cuộc đời của họ chưa bao giờ sóng gió…

Hình ảnh:

Anh Hùng Kan Lịch (áo sậm) đang mô tả những cách đánh địch do bà chỉ huy ở A Lưới

Ông Đặng Thọ Dũng và ông Phạm Đình Ngọc Minh đón các Anh Hùng đến dự khởi công xây dựng trường tiểu học Hồng Thương huyện A Lưới do PV OIL tài trợ

Thiếu tá Anh Hùng Kan Lịch

Bà Kan Lịch và người bạn đời khi còn trẻ

Đường vô nhà Ông A Nul cũng khá gập ghềnh. Anh em phải xuống đi bộ một quãng

Anh Hùng A Nul đón anh em chúng tôi thân mật và chân tình

Anh Hùng A Lun khi còn ở Bộ Đội Trường Sơn

Bài: Việt Phương

Ảnh: Trọng Đạt, Việt Hòa và nhân vật trong bài cung cấp

Tháng 12/2011

 

Có lẽ trường hợp một gia đình có đến 3 người được phong Anh Hùng thì chỉ trường hợp gia đình bà Kan Lịch là duy nhất Việt Nam. Một nhà nghiên cứu khi cùng chúng tôi đến A Lưới khảo sát đã phải thốt lên:

Có thế nói Việt Nam không đâu ác liệt hơn A Lưới, không có nơi nào chịu nhiều chà xát của chiến tranh như A Lưới, không có nơi nào tỷ lệ nhiễm độc của thuốc phát quang, thuốc diệt cỏ đậm đặc như A lưới và cũng không một huyện nào trên đất nước này có số xã được phong Anh Hùng nhiều như A Lưới.


Hai chị em người Anh Hùng không xa lạ gì với bạn đọc trên cả nước mấy chục năm qua. Người chị: Anh Hùng Kan Lịch còn xuất hiện trong sách giáo khoa và bà cũng là người nữ dân tộc ít người đầu tiên của Việt Nam được phong tặng danh hiệu Anh Hùng lực lượng vũ trang.

Vẫn là nghệ sĩ Nguyễn Tiến Đời dẫn chúng tôi đến tư gia của bà Kan Lịch. Đó là một căn nhà mặt tiền, nằm ở trung tâm thị trấn A Lưới. Khi chúng tôi tời thì người nhà báo bà Kan Lịch yếu, bây giờ đi đứng phải có người dìu đỡ. Tuy nhiên, khi nhắc đến có nhà báo tới phòng vấn mà lại là người của Năng Lượng Mới – Cơ quan truyền thông của Tổng công ty dầu -  Nhà tài trợ kinh phí cho việc xây  trường tiểu học Hồng Thượng và Ước mơ nhỏ -người xin phụng đưỡng 5 Anh Hùng hiện tại của A lưới thì bà vui lắm. Phải tiếp anh chị em thôi…

Vậy là thím cháu chúng tôi ngồi trên bộ sa lông nghe bà kể về những kỷ niệm và những trận đánh năm xưa.

Thật khâm phục với trí nhớ tuyệt vời của bà. Giọng bà rõ ràng, rành rẽ:

…Tôi sinh năm 1943, từ năm 1958. Ban đầu, do còn nhỏ tuổi, được phân công làm liên lạc với nhiệm vụ chuyển công văn, thư từ cho cán bộ, du kích trong xã. Năm 1961, thoát ly, tham gia đội du kích Hồng Bắc, tham gia đánh 49 trận lớn nhỏ trên quê hương A Lưới. Đánh du kích là chính vì tôi chỉ huy du kích 3 xã. Quân số khoảng 60 người. Có những trận phối hợp với bộ đội, có những trận phối hợp với du kích các vùng lân cận…

Bà mỉm cười vui vẻ: Quan điểm và cách đánh của tôi là bất ngờ, bám thắt lưng địch mà đánh,. Vào sát nách địch mà ở. Du kích A Lưới căng nhất là thiếu lương thực . Nhiều bận, đi phục chờ đánh địch càn lên mà bụng đói cồn cào. Tôi nảy ra sáng kiến nạo khoai mì ra, cho vào ống tre, nướng lên cho vào gùi mang đi. Cách này khoai mì để được 2-3 ngày đủ cầm cự chờ giặc đến.

Kỷ niệm về cách đánh địch thì nhiều, nhưng bà nhớ mãi một trận đánh vào đồn A Sầu. Lần ấy, bà cùng anh em du kích quyết tâm đánh địch bằng cách bất ngờ. Nhưng chờ thời cơ mãi mà 2 ngày không đánh được vì địch ra vào lẻ tẻ. Cuối cùng thì bà nghĩ ra cách tiềm nhập vào bếp ăn của chúng lấy cắp cơm và nước uống mang ra cho anh em. Đội du kích ăn xong lo ngủ chờ trời sáng. Đúng như bà dự đoán, khi 7 giờ sáng hôm sau, địch tập trung quân để đi càn thì du kích nổ súng. Trận ấy, chỉ chưa đầy 10 du kích mà chúng ta tiêu diệt hơn 40 tên…

Nói đến việc tiêu diệt máy bay, bà Kan Lịch sôi nổi hẳn lên. Bà bảo bà là nữ du kích đầu tiên tiêu diệt máy bay Mỹ bằng súng trường Mát. Ngày ấy, không có một ai đủ suy diễn để có thể hình dung rằng chỉ súng trường mát bắn viên một mà du kích nũ A Lưới bắn rơi cả máy bay vận tải DaKota.

Bà kể:”… Ngày tôi đi dự Đại Hội Anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc về. Lúc này, địch tăng cường các cầu hàng không vận chuyển quân, vũ khí, thuốc diệt cỏ lên A Lưới. Các sân bay  như A so, A Lưới máy bay lên xuống hàng ngày. Du kích chúng tôi lên rừng, lập sa bàn rồi tập đánh 2 ngày rưỡi; sau đó chúng tôi tiếp cận sân bay. Phương án đặt ra là khi máy bay xuống đổ hàng thì không bắn nhưng khi máy bay bốc quân lên thì tiêu diệt. Đúng 9 giờ, máy bay địch cất lên. Tôi giương súng trường và bắt quyết liệt. Chiếc máy bay đang lên độ cao thì khựng lại, chao đảo rồi bốc cháy và đâm xuống ven rừng. Trong máy bay có 60 tên địch đang chuẩn bị đi càn. Đặc biệt, có một phó sư đô đốc…”.

Chuyện về bản thân, bà bảo:” Tôi được phong danh hiệu Anh Hùng LLVT năm 1967; cuộc đời vinh dự được 7 lần gặp Cụ Hồ, được Người hỏi thăm, căn dặn và nhắc nhở hãy giữ vững tinh thần chiến đấu, lập công nhiều hơn nữa để mau chóng giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước…

Về người bạn đời của Nữ Anh Hùng – ông Hồ Xuân Chiến, cũng là sĩ quan quân đội. Ông đi bộ đội chủ lực, thuộc Binh đoàn Trường Sơn, sau về Trung đoàn 47 của Quân khu. Tình yêu của ông bà đã được nhen nhóm trong những ngày kháng chiến và trải qua rất nhiều thử thách. Quen nhau năm 1959, đến tháng 4-1964 gia đình hai bên tổ chức cưới vắng mặt. Phải đến tháng 12-1969, hai vợ chồng mới chính thức được gặp mặt nhau khi cùng ra Hà Nội học. Năm 1971, tức đã bảy năm sau ngày cưới, vợ chồng Kan Lịch mới có đứa con đầu lòng…

Anh Hùng Hồ A Nul, em ruột của bà Kan Lịch lại có quãng thời gian trong chiến tranh bi tráng và oanh liệt có một không hai kể cả trên thế giới. Ông A Nul là người có sức khỏe phi thường; là bộ đội chủ lực chủ yếu phục vụ chiến trường Lào, Campuchia và Tây Nam Bộ -trên những cung đường mòn Trường Sơn. Nhiệm vũ của ông và đồng đội là gùi quân trang, vũ khí, lương thực. Hàng ngày, ông phải đi một cung đường lên đến 30 km và trên vai gùi 180 kg vũ khí và qân giới. Chiến dịch năm 1968, lần gùi kỷ lục với 192 kg trên lưng với 4 đầu đạn trên 100 kg, ngoài ra còn có súng, bom, mìn, lương thực…

Bảy năm trời, ngày nào cũng trên cung đường Quảng Bình – Tây Nguyên, người Anh Hùng A Nul đã cõng an toàn 179 tấn hàng gồm đạn dược, xăng dầu, lương thực, quân trang quân dụng. Thật là một chiến tích phi thưởng! Ông bảo có lần bị thương nhưng quyết không để thất thoát tài sản…

Năm 1969, ông được phong Anh Hùng Lực lượng vũ trang. Là thương binh hãng 4/4. Ông vẫn còn đủ sức khỏe tại ngũ đến năm 1988 mới xuất ngũ với quân hàm thiếu tá, phó chỉ huy qâun sự A Lưới. Ông khoe với chúng tôi là căn nhà đang ở được Huyện đội làm cho. Ông bủi ngùi kể về những ngày tháng bệnh tật, vết thương tái phát hành hạ đến tê liệt một phần cơ thể gần 10 năm trời…

Thế nhưng, khi chúng tôi hỏi ông có nguyện vọng gì cho bản thân thì ông cười nhẹ rồi bất chợt trầm tư:” Tui chỉ mong Nhà Nước quan tâm hơn nữa đến chính sách ưu đãi cho anh em cùng đi Trường Sơn vất vả, ác liệt một thời, một thủa…”

Chia tay với Uocmonho, ông và người vợ ra tận đầu đường tiễn chúng tôi. Nhìn ông lão đen sắt, vững chãi đứng cạnh người bạn đời nhỏ nhắn; đằng sau là căn nhà nhỏ xinh và bạt ngàn nương sắn xanh mơn mởn. Nắng chiều như bừng lên…

Ông : Đăng Thọ Dũng
Emai: dangthodung@yahoo.com
Số TK  Ước Mơ Nhỏ - Đặng Thọ Dũng: 2009206008503
Tại: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Chợ Mới, Đà Nẵng 
                                                                                                                                                                                                

Sống là cho…
Triết học phương đông có câu: “Làm cho mình là làm cho cuộc sống, còn làm cho người là làm cho cuộc đời!”.
Với quan điểm nhân thiện, câu nói trên đã đi xuyên suốt lịch sử và làm nền tảng nhân ái của loài người. Đối với chúng tôi nó có một ý nghĩa cực kỳ sâu sắc...
  • Tin mới

  • Đọc nhiều nhất