Ước Mơ Nhỏ - Tất cả vì trẻ em nghèo

BÌNH LỰNG BÓNG ĐÁ...

Dẫu gì mình cũng là người hay xem bóng đá. Xem không là mê nó mà vì nhiều khi chẳng biết xem gì. Ngày xưa thì mê. Mê cái thời xa xưa lắm rồi mình sẽ kể. Còn bây giờ? Thường thôi!

Thời gần đây, thích mỗi 2 em: Một là Trần Minh Chiến trung phong quái kiệt. Nếu bạn này không chấn thương nặng thì anh Huỳnh Đức làm gì có cửa mà lập thành tích. Hai là Văn Quyến. Quyến gọi là Vê Cu (VC viết tắt). Cậu này tuyệt chiêu đi bòng và giữ bóng, săn bàn dù bé như kẹo. Nếu Vê Cu không bán độ thì anh Cu Vê  không có cửa thay thế. Nói vậy cho vuông!

Nhưng biên này nói về anh Cô Oách người Pháp Philippe Troussier. Philippe Omar Troussier là một cựu cầu thủ và huấn luyện viên bóng đá người Pháp đã là Cô Oách xứ ta về bóng đá mới xin nghỉ


Từ nay gọi tắt là anh Trâu. Tuổi anh ít hơn tui. Mà Trâu ở Việt tôi là linh vật. Trâu là đầu cơ nghiệp. Nói rộng vậy để anh đừng hiểu lầm là tôi dè bỉu anh.

Anh đã thất bại. Tôi sẽ phân sau. Nhưng nhẽ tôi không nên nói anh nữa vì dù sao thì anh cũng đã thua. Đẩy thêm cái chả đáng mặt. Nhưng cũng ghen với anh tý là thu nhập anh cao khiếp. Tức tý là cần lao tôi góp từng trái Thanh long, từng con tôm, trái sầu ...xuất khẩu gom góp ngoại tệ. Chúng nó cầm dúi vào tay anh cả lảm. Chơi ngon thế quê tôi tìm hoài chả có ai. Ghét anh tý là cái phát ngôn ru ngủ, chém gió phần phật của anh nào là đưa Việt Nam đi Vơn Cớp 2026. Rồi cứ mỗi lúc lại chém gió giảm đi. Nghe chả ngon tai!

Vại biên này tôi cũng biên theo cách anh chiến thuật đội tuyển chính: Bóng chuyền lên, chuyền về, sang ngang rồi...ra biên như đã thấy trong một số trận anh cần quân.

Có nghĩa là: Nhắc anh Trâu, xiên về anh Miu Ra, ngoắt qua Từ Như Hiển, tạt vào Pax rồi nhẽ lại xuay về anh Trâu...

Tất nhiên, điểm nhấn chính trong biên vui này là anh Trâu...

 

Tôi biết bóng đá từ rất sớm. Từ cái thời nướng quả bưởi cho mềm, bó thêm lá chuối hơ lửa cho to lên rồi quần nhau ở cái bãi Mả Đậu mênh mông. Nhớn thêm tý, vào lính quây quần quanh cái đài bán dẫn Oa - Ri - Ông - Tông của Đại Đội Bộ nghe ông Hoài Sơn và Duy Ly tường thuật các trận đấu bóng đá qua làn sóng điện. Nghe mới đã làm sao và thích làm sao. Tôi và đồng đội cứ ngỡ mình đang bon theo trái bóng của các trận đấu không đội trời chung của Thể Công, CA Hà Nội, Than, Tổng cục Đường Sắt, Cảng Hải Phòng, Dệt Nam Định...

Tôi nhớ như in lời Hoài Sơn tường thuật  về CLB Quân Đội:” Thủ môn Khánh đưia bóng lên cho Quản Trọng Hùng. Hùng chuyền cho Mị. Mị quan mặt Hoàng Gia khó khăn nhưng cũng qua. Mị sệt sang cho Thế Anh. Thế Anh khua chân chuyền cho Cao Cường. Cường ...S..út! Đường bóng căng như đường đạn nhưng tiếc thay nó không tìm thấy địa chỉ. Két thúc đợt tấn công thứ 6 của đội Quân đội...!’.

Rồi một trận khác anh hô:” Gì thế kia? V...ào! Vào rồi! Nhưng không vào! Thủ môn Quách Gia Như của đội Thiên Tân Trung Quốc đã móc gọn quả bóng vào lòng...!”.

Hồi đó đúng là ăn ngủ Bóng Đá!

Phi lộ nhiêu đó để nói rằng: Bóng đá là một trò chơi mê hoặc, quái và mãnh liệt. Yếu thì đừng ra gió.

Rồi sau giải phóng. Miền Nam đưa ra biết bao cầu thủ tuyệt khéo và tuyệt giỏi. Một Phạm Huỳnh Tam Lang thanh mảnh mà điêu luyện. Anh Cù Sinh, Cù Hè rất hay. Kim Hằng khỏi nói về độ vững chãi. Hậu vệ thòng đã ai qua Đỗ Cẩu (cha của Đỗ Khải sau này).

Tôi mê một trung phong Võ Thành Sơn cái chân trụ dù bất cứ tình huống nào cũng đủ tài để trụ chắc cân bằng sút bóng sống xẹt động như trái phá.

Nhiều và nhiều...

 

Nhưng rồi những mảng tối và những cái tù mù nghe và thấy trong bóng đá xứ ta khiến tôi và nhiều người đã chán nản. Tôi sẽ viết kỹ ở loạt bài này.

Bán độ? Đó là chính xác. Dù tôi bao biện rằng Bóng đá là trò chơi. Cầu thủ là nghề kiếm ăn. Thù lao đãi ngộ ít thì nó bán là dễ hiểu. Cuộc chơi có luật lá. Nó sai thì xử theo luật đấy. Chứ nói 11 anh cầu thủ tý tuổi chạy trên sân đại diện cho màu cờ với danh dự Quốc gia thì hơi quá. Họ không đủ lớn để hiểu nổi cái gánh nặng Quốc Gia người ta khoác lên vai họ. Ấy là cũng một góc nhìn...

 

Trở lại chuyện anh Trâu. Thông cảm cho anh ăn nhiều thì nói nhiều. Cầm trên tay cả đống lương cũng phải chém cho ra chém. Không thấy nhẽ khuấy cho hôi? Chắc anh cũng thừa biết khi nhận một lứa cầu thủ đã thành danh thời ông Pax để kết hợp với lứa cầu thù trẻ anh kỳ vọng là khó như thế nào. Chắc anh đủ tri thiên mệnh để thất rõ rằng: Có lên có xuống. Có vinh quang thì có thoái trào. Đội tuyển huy hoàng thời anh Pax đã chững lại (nêu không dễ gì anh Pax dừng chơi?).

Mà anh thì Âu quá! Anh nghĩ thế nào không biết chứ cứ nhìn anh ngồi trong ca bin chỉ trỏ, sau mỗi trận lại cong mỏ bẩu cọ xát với thử nghiệm như thế thì không thua hơi phí.

Anh nhớ ông Pax không? Hò hét ngoài biên. Thẻ vàng kệ mịa. Mày chơi xấu quân tao là tao chửi bục mặt. Cầu thủ đau chân, anh Pax nắn bóp, vỗ vai, hỏi han...như thể cha con. Anh Trâu làm được không? Được mà anh không làm. 60 ngàn $/tháng nhẽ để anh chay qua bắt tay khen đối thỉ Indo?

Nhẽ ra, anh nên đọc bài Hịch Tướng Sĩ trong sách phổ thông Việt có đoạn:” Tướng sĩ một lòng Phụ Tử hòa nước sông chén riệu ngọt ngào....”. Tiền nhiều để làm gì? Ăn được, nói được nhưng phải làm được!

Anh Trâu còn non hỉ?

Nhưng chúng nó có đứa thối mồm nói ngược rằng anh làm thế để VFF sa thải anh, anh sẽ đòi bồi thường hợp đồng cho mà vỡ mặt. Nhẽ đâu anh khôn và IQ cao thế? Rồi sau khi anh thôi chức mới thấy rằng ai cũng không ngoan. 3 tháng lương anh cầm luôn về ngồi tháp Ép Phen uống cà rồi phê tận nóc. Hơi đâu bươn chải nồm nam gió núi xứ này đến tháng 6 rồi cũng ra đi. Chuyên nghiệp rất! nói vại vuông chứ màu cờ sắc áo cái giề? Vì nên bóng đá cái giề?

Biên đến đây thì đã thương anh...

 

(còn tiếp nhiều kỳ)

Hình là sưu tầm trên Net

Ông : Đăng Thọ Dũng
Emai: dangthodung@yahoo.com
Số TK  Ước Mơ Nhỏ - Đặng Thọ Dũng: 2009206008503
Tại: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Chợ Mới, Đà Nẵng 
                                                                                                                                                                                                

Sống là cho…
Triết học phương đông có câu: “Làm cho mình là làm cho cuộc sống, còn làm cho người là làm cho cuộc đời!”.
Với quan điểm nhân thiện, câu nói trên đã đi xuyên suốt lịch sử và làm nền tảng nhân ái của loài người. Đối với chúng tôi nó có một ý nghĩa cực kỳ sâu sắc...
  • Tin mới

  • Đọc nhiều nhất