Bình luận Tổng hợp, chua choét: VietHoa
Lực
lượng của Lưu Bị lúc này phát triển khá nhanh. Dù Bị vẫn nằm trong sự bảo hộ của
Tháo nhưng Tháo lo lắng. Một mặt lo chống Viên Thiệu. Một mặt nghĩ kế động binh
tiễu trừ Lưu Bị kẻo để lâu ngày sinh họa. Tháo lý lẽ: “Bị là bậc hào kiệt ở đời, là kẻ thù rất nguy hiểm, nếu để vây cánh mọc
đủ ắt khó trừ".
.
Thứ nữa là nếu Bị hợp với Viên Thiệu sẽ tạo thành sự uy hiếp ở
hai đầu đối với Tháo từ phía Bắc và phía Đông.
Để chắc chắn đánh một trận mà thắng lợi, Tháo động binh với số lượng lớn. Quả nhiên, chỉ một trận đánh, quân của Bị tan tác cả. Trương Phi phải bỏ chạy thoát thân, Quan Vũ bị bức phải ra hàng (Hàng Hán bất hàng Tào - có điều kiện – mà chắc chỉ có người như Tháo mới chấp nhận được – đây quả là sự nhẫn nại đặc biệt không ngờ của Tháo và chắc chắn do bác la Quán Trung hư cấu là chính). Lưu Bị chỉ còn trơ một người một ngựa bỏ chạy, theo về với Thiệu. Đến đây, sự kiện Đổng Thừa đã chấm dứt hoàn toàn.
Khi Thiệu dung nạp Lưu Bị ắt hẳn kiếm được một số thông tin về quân Tào, từ đó Thiệu càng mau chóng thúc đẩy quân sự để quyết chiến một trận thư hùng với Tháo để nhanh chóng tiến về Nam.
Một năm trời ở bên trại Thiệu, Lưu Bị làm gì không nhìn thấy thực trạng của phe Viên Thiệu? để thấy rằng binh lực của Thiệu tuy ghê gớm, nhưng các mưu sĩ, tướng lĩnh không đoàn kết một lòng để tạo sức mạnh. Nếu chiến sự kéo dài chắc chắn Thiệu không thể là đối thủ của Tháo. Bởi vậy nên Bị đã ngầm sai Triệu Vân chiêu tập binh mã và đến vùng Nhữ Nam trước để xây dựng cơ sở. Còn Bị lấy cớ xin một đạo binh để thực hiện việc quấy rối quân Tào ở phía Dự Châu nhằm chia xẻ bớt binh lực của Tháo ở Quan Độ. Thiệu đồng ý cho đi.
Khi ấy Bị đến Dự Châu gặp lại Triệu Vân, kết hợp với quân Lưu Tích (tướng Hoàng Cân cũ) quấy phá hậu phương quân Tào. Cũng thời gian đó, Đại tướng Quan Vũ từ giã Tháo để về với Bị, Trương Phi cũng tụ tập được ít tàn binh tụ họp cả ở Nhữ Nam. Lực lượng của Bị lại hồi sinh mau chóng. Như vậy sau hơn một năm phân ly tan tác, bèo dạt mây trôi, Bị đã quần tụ lại được tất cả những nhân vật cốt cán của mình, điều ấy chứng tỏ rằng Bị có một ma lực hấp dẫn thuộc hạ kinh người.
Trong giữa khoảng thời gian chiến dịch Quan Độ và Thương Đình, lực lượng phòng thủ ở Dự Châu do Hạ Hầu Đôn đảm trách, Bị dùng chiến thuật du kích đánh phá ác liệt nhiều lần, Đôn đều giữ vững không dám khi xuất manh động vì phải chờ để sẵn sàng tiếp ứng cho Tháo. Tuy nhiên khi quân Tào đạt được chiến thắng oanh liệt ở Thương Đình thì Đôn đã rất khó chịu, đề nghị Tháo cho phép truy kích Lưu Bị. Tháo đã xem xét và thấy rằng cơ hội chưa thuận lợi nên ngăn cản. Nhưng Đôn quả quyết đòi xuất binh nên Tháo đành phải điều thêm Vu Cấm ở bờ nam Hoàng Hà hợp binh với Đôn để tiến vào Nhữ Nam.
Khi đó binh Thào rất mạnh, lại hứng khởi sau trận đại thắng, Bị quả nhiên không chống nổi, thua chạy tan tác, Lưu Tích chết. Hạ Hầu Đôn ra sức truy kích và khi đuổi đến gò Bác Vọng thì bị quân phục binh của Lưu Bị dùng hoả công đánh cho một trận tan tác phải tơi tả chạy về Bắc. Chính xác đây là trận Gò Bác Vọng dùng hoả công đánh tan quân mã Hạ Hầu Đôn của Lưu Bị và là trận thắng oanh liệt đầu tiên của Lưu Bị trước quân Tào. Tuy nhiên, lực lượng của Bị sau trận này cũng gần như tan nát cả, buộc phải bỏ sang Kinh Châu nương nhờ Lưu Biểu.
Khi Tháo diệt trừ hoàn toàn tập đoàn Viên Thiệu (Kiến An 13), trở thành một bá chủ hàng đầu, đang có ý định quét sạch Trung Nguyên nên đã đào ao Huyền Vũ luyện tập thuỷ binh để nam chinh phá Kinh Tương và Giang Nam. Khi ấy Bị đang nương nhờ dưới trướng của Lưu Biểu.
Trên đất nước Trung Quốc lúc bấy giờ, Tháo giữ bảy châu, Biểu giữ Kinh châu, Mã Đằng, Hàn Toại giữ hai châu Ung, Lương, Tôn Quyền giữ Giang Đông, Trương Lỗ ở Hán Trung, Lưu Chương giữ Ích Châu. Duy nhất Lưu Bị là anh hùng hào kiệt không có một tấc đất cắm dùi phải đi ở nhờ.
Xét con đường quan lộ gập ghềnh của Bị thì về phương diện cá nhân đã có danh tiếng lẫy lừng khắp đất nước, ấn tượng rõ rệt, các võ tướng có Quan, Trương, Triệu đều là những tướng lĩnh nức danh thiên hạ, văn quan cũng có bọn Tôn Càn, Giản Ung, My Trúc. Lại cũng đã từng nắm giữ Từ Châu, Dự châu, nhưng rồi cuối cùng cứ hợp tan, tan hợp, lên xuống gập ghềnh, điên đảo lưu ly không làm nên cơm cháo gì! Đi hỏi thầy tướng số thì ông kia cũng chỉ bụm miệng hai chữ:” Tùy Duyên”! Thật là lộn ruột.
Chính trong giai đoạn này, Lưu Bị gặp được một danh sỹ phái Thanh Lưu là Thuỷ Kính tiên sinh Tư Mã Huy. Huy coi tướng Bị thấy tai dài, tay thõng, lưng cánh phản, môi đỏ như son đầy quí tướng và chém gió rằng:” Bị thiếu một nhân tài quy hoạch đường lối chiến lược có tầm nhìn thấu thị thời đại”. Huy đồng thời tiến cử cho Bị hai ceo người trẻ tuổi tài cao là Gia Cát Lượng và Bàng Thống (Một Rồng, một Phượng).
Để chắc chắn đánh một trận mà thắng lợi, Tháo động binh với số lượng lớn. Quả nhiên, chỉ một trận đánh, quân của Bị tan tác cả. Trương Phi phải bỏ chạy thoát thân, Quan Vũ bị bức phải ra hàng (Hàng Hán bất hàng Tào - có điều kiện – mà chắc chỉ có người như Tháo mới chấp nhận được – đây quả là sự nhẫn nại đặc biệt không ngờ của Tháo và chắc chắn do bác la Quán Trung hư cấu là chính). Lưu Bị chỉ còn trơ một người một ngựa bỏ chạy, theo về với Thiệu. Đến đây, sự kiện Đổng Thừa đã chấm dứt hoàn toàn.
Khi Thiệu dung nạp Lưu Bị ắt hẳn kiếm được một số thông tin về quân Tào, từ đó Thiệu càng mau chóng thúc đẩy quân sự để quyết chiến một trận thư hùng với Tháo để nhanh chóng tiến về Nam.
Một năm trời ở bên trại Thiệu, Lưu Bị làm gì không nhìn thấy thực trạng của phe Viên Thiệu? để thấy rằng binh lực của Thiệu tuy ghê gớm, nhưng các mưu sĩ, tướng lĩnh không đoàn kết một lòng để tạo sức mạnh. Nếu chiến sự kéo dài chắc chắn Thiệu không thể là đối thủ của Tháo. Bởi vậy nên Bị đã ngầm sai Triệu Vân chiêu tập binh mã và đến vùng Nhữ Nam trước để xây dựng cơ sở. Còn Bị lấy cớ xin một đạo binh để thực hiện việc quấy rối quân Tào ở phía Dự Châu nhằm chia xẻ bớt binh lực của Tháo ở Quan Độ. Thiệu đồng ý cho đi.
Khi ấy Bị đến Dự Châu gặp lại Triệu Vân, kết hợp với quân Lưu Tích (tướng Hoàng Cân cũ) quấy phá hậu phương quân Tào. Cũng thời gian đó, Đại tướng Quan Vũ từ giã Tháo để về với Bị, Trương Phi cũng tụ tập được ít tàn binh tụ họp cả ở Nhữ Nam. Lực lượng của Bị lại hồi sinh mau chóng. Như vậy sau hơn một năm phân ly tan tác, bèo dạt mây trôi, Bị đã quần tụ lại được tất cả những nhân vật cốt cán của mình, điều ấy chứng tỏ rằng Bị có một ma lực hấp dẫn thuộc hạ kinh người.
Trong giữa khoảng thời gian chiến dịch Quan Độ và Thương Đình, lực lượng phòng thủ ở Dự Châu do Hạ Hầu Đôn đảm trách, Bị dùng chiến thuật du kích đánh phá ác liệt nhiều lần, Đôn đều giữ vững không dám khi xuất manh động vì phải chờ để sẵn sàng tiếp ứng cho Tháo. Tuy nhiên khi quân Tào đạt được chiến thắng oanh liệt ở Thương Đình thì Đôn đã rất khó chịu, đề nghị Tháo cho phép truy kích Lưu Bị. Tháo đã xem xét và thấy rằng cơ hội chưa thuận lợi nên ngăn cản. Nhưng Đôn quả quyết đòi xuất binh nên Tháo đành phải điều thêm Vu Cấm ở bờ nam Hoàng Hà hợp binh với Đôn để tiến vào Nhữ Nam.
Khi đó binh Thào rất mạnh, lại hứng khởi sau trận đại thắng, Bị quả nhiên không chống nổi, thua chạy tan tác, Lưu Tích chết. Hạ Hầu Đôn ra sức truy kích và khi đuổi đến gò Bác Vọng thì bị quân phục binh của Lưu Bị dùng hoả công đánh cho một trận tan tác phải tơi tả chạy về Bắc. Chính xác đây là trận Gò Bác Vọng dùng hoả công đánh tan quân mã Hạ Hầu Đôn của Lưu Bị và là trận thắng oanh liệt đầu tiên của Lưu Bị trước quân Tào. Tuy nhiên, lực lượng của Bị sau trận này cũng gần như tan nát cả, buộc phải bỏ sang Kinh Châu nương nhờ Lưu Biểu.
Khi Tháo diệt trừ hoàn toàn tập đoàn Viên Thiệu (Kiến An 13), trở thành một bá chủ hàng đầu, đang có ý định quét sạch Trung Nguyên nên đã đào ao Huyền Vũ luyện tập thuỷ binh để nam chinh phá Kinh Tương và Giang Nam. Khi ấy Bị đang nương nhờ dưới trướng của Lưu Biểu.
Trên đất nước Trung Quốc lúc bấy giờ, Tháo giữ bảy châu, Biểu giữ Kinh châu, Mã Đằng, Hàn Toại giữ hai châu Ung, Lương, Tôn Quyền giữ Giang Đông, Trương Lỗ ở Hán Trung, Lưu Chương giữ Ích Châu. Duy nhất Lưu Bị là anh hùng hào kiệt không có một tấc đất cắm dùi phải đi ở nhờ.
Xét con đường quan lộ gập ghềnh của Bị thì về phương diện cá nhân đã có danh tiếng lẫy lừng khắp đất nước, ấn tượng rõ rệt, các võ tướng có Quan, Trương, Triệu đều là những tướng lĩnh nức danh thiên hạ, văn quan cũng có bọn Tôn Càn, Giản Ung, My Trúc. Lại cũng đã từng nắm giữ Từ Châu, Dự châu, nhưng rồi cuối cùng cứ hợp tan, tan hợp, lên xuống gập ghềnh, điên đảo lưu ly không làm nên cơm cháo gì! Đi hỏi thầy tướng số thì ông kia cũng chỉ bụm miệng hai chữ:” Tùy Duyên”! Thật là lộn ruột.
Chính trong giai đoạn này, Lưu Bị gặp được một danh sỹ phái Thanh Lưu là Thuỷ Kính tiên sinh Tư Mã Huy. Huy coi tướng Bị thấy tai dài, tay thõng, lưng cánh phản, môi đỏ như son đầy quí tướng và chém gió rằng:” Bị thiếu một nhân tài quy hoạch đường lối chiến lược có tầm nhìn thấu thị thời đại”. Huy đồng thời tiến cử cho Bị hai ceo người trẻ tuổi tài cao là Gia Cát Lượng và Bàng Thống (Một Rồng, một Phượng).
Tuy nhiên người thúc đẩy trực tiếp Bị tìm kiếm hiền tài lại
chính là Từ Thứ, một người bạn thân của Gia Cát Lượng. Cũng từ đây, cuộc đời
chính trị của Lưu Bị đã rẽ sang một bước ngoặt mới....
Nhắc
đến Tam Quốc mà không nói đến Khổng Minh thì quả là thiếu sót lớn. Khổng Minh
đáng được coi là quân sư lỗi lạc nhất trong Tam Quốc, đồng thời cũng là nhà
chính trị, thiên văn, kỹ sư hàng đầu.
Sinh thời Ngọa Long vốn là bạch diện thư sinh, tuy có tài nghiêng thiên hạ nhưng không đầu quân theo chúa nào; thường tự ví mình với Quản Trọng, Nhạc Nghị; nhưng theo ý Tư Mã Thủy Kính thì tài ông phải sánh với Tử Nha, Trương Lương khi xưa vậy!
Khổng Minh tự làm thơ ví mình:
Mộng lớn ai người sớm tỉnh ra?
Bình sinh ta vẫn biết mình ta.
Lều tranh no giấc, bừng con mắt!
Bóng ác ngoài song đã xế tà…
Lưu Bị khi cầu Gia Cát phải 3 lần thân đến lều tranh mới được diện kiến, Khổng Minh vốn đã không có ý ra nhưng vì Huyền Đức chân thành quá mà cuối cùng nhận lời. Cái đoạn này cụ La Quán Trung miêu tả thật tuyệt. Cái nóng nảy của Trương Phi; cái cung kính và từ tốn trịnh trọng của Lưu Huyền Đức đối lập nhau. Thêm chú tiểu đồng tủm tỉm như ma trơi. Nhưng hình như toàn thể vấn đề muốn tập trung nói vào cái con mắt nhìn người của ông Lưu Bị. Không chỉ nhìn người hay mà bác Lưu Bán Dép còn nhìn thời thế càng hay. Càng hay nữa là Bị thể hiện sự trọng dụng nhân tài có vẻ rất thật và rất thành tâm. Thêm một chút của vẻ mặt thành khẩn thay cho thời thế cần gấp và bức bách. Lưu Bị hình như rất thành công trong thu phục nhân tâm. Cũng đúng thôi, nếu Tào Tháo thu phục người ta bằng Tiền, bằng oai chức, Tôn Quyền ở Giang Đông hứa hẹn với tài sĩ một nơi gái đẹp, địa thế an toàn hiểm trở và không kém phần thơ mộng với sông nước hữu tình thì bác Lưu Bị lúc này đang loanh quanh ở nhờ kiểu trên “răng dưới cát tút”. Chỉ có tình nghĩa anh em keo sơn được chứng minh và dăm ba giai thoại mà nhất là vụ đồng cam cộng khổ cùng bá tánh Tân Dã. (tất nhiên, vụ Tân Dã chỉ là làm màu vì sau đó bác Lưu cũng tếch vì nếu không sẽ chết chả toàn thây)
Sinh thời Ngọa Long vốn là bạch diện thư sinh, tuy có tài nghiêng thiên hạ nhưng không đầu quân theo chúa nào; thường tự ví mình với Quản Trọng, Nhạc Nghị; nhưng theo ý Tư Mã Thủy Kính thì tài ông phải sánh với Tử Nha, Trương Lương khi xưa vậy!
Khổng Minh tự làm thơ ví mình:
Mộng lớn ai người sớm tỉnh ra?
Bình sinh ta vẫn biết mình ta.
Lều tranh no giấc, bừng con mắt!
Bóng ác ngoài song đã xế tà…
Lưu Bị khi cầu Gia Cát phải 3 lần thân đến lều tranh mới được diện kiến, Khổng Minh vốn đã không có ý ra nhưng vì Huyền Đức chân thành quá mà cuối cùng nhận lời. Cái đoạn này cụ La Quán Trung miêu tả thật tuyệt. Cái nóng nảy của Trương Phi; cái cung kính và từ tốn trịnh trọng của Lưu Huyền Đức đối lập nhau. Thêm chú tiểu đồng tủm tỉm như ma trơi. Nhưng hình như toàn thể vấn đề muốn tập trung nói vào cái con mắt nhìn người của ông Lưu Bị. Không chỉ nhìn người hay mà bác Lưu Bán Dép còn nhìn thời thế càng hay. Càng hay nữa là Bị thể hiện sự trọng dụng nhân tài có vẻ rất thật và rất thành tâm. Thêm một chút của vẻ mặt thành khẩn thay cho thời thế cần gấp và bức bách. Lưu Bị hình như rất thành công trong thu phục nhân tâm. Cũng đúng thôi, nếu Tào Tháo thu phục người ta bằng Tiền, bằng oai chức, Tôn Quyền ở Giang Đông hứa hẹn với tài sĩ một nơi gái đẹp, địa thế an toàn hiểm trở và không kém phần thơ mộng với sông nước hữu tình thì bác Lưu Bị lúc này đang loanh quanh ở nhờ kiểu trên “răng dưới cát tút”. Chỉ có tình nghĩa anh em keo sơn được chứng minh và dăm ba giai thoại mà nhất là vụ đồng cam cộng khổ cùng bá tánh Tân Dã. (tất nhiên, vụ Tân Dã chỉ là làm màu vì sau đó bác Lưu cũng tếch vì nếu không sẽ chết chả toàn thây)
Nếu
như Tào Tháo có thiên thời, Tôn Quyền có địa lợi, thì Lưu Bị có được Nhân
hòa. Trong 3 yếu tố Thiên thời –Địa lợi –Nhân hòa thì Nhân hòa đóng vai trò
rất quan trọng, bởi vì đôi lúc, xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều.
Một điều cần đáng phân tích và lưu tâm là tại sao Lưu Bị lại biết Khổng Minh là đúng người mà mình đang cần, và Khổng Minh thực sự là một người tài? Trong gia đình của Khổng Minh có ba anh em, anh cả Gia Cát Cẩn làm quan bên Đông Ngô, em thứ là Gia Cát Quân làm quan đại thần cho nước Thục Hán cùng với ông, em họ Gia Cát Đản làm cho Ngụy. Vậy tại sao Lưu Bị lại chọn Khổng Minh và biết được Khổng Minh là bậc kỳ tài, mà không tìm các vị Gia Cát Quân và Gia Cát Đản? Hay nói cách khác, làm sao biết đó là người tài và họ thực tài để mà trọng dụng? Cái này mới là mấu chốt của vấn đề!
Nói cách khác, để nhìn nhận chuyện ai là nhân tài thật sự là một chuyện không hề đơn giản nếu không có cặp mắt tinh tường và trí tuệ hơn người của kẻ cầm quân. Làm sao biết được một anh mang cafe đi giao hàng hàng ngày cho các quán cafe; sau này trở thành ông vua Cafe Trung Nguyên? Làm sao nhìn được một cô bán trứng với chiếc xe đạp rong ruổi đi giao từng trứng gà, trứng vịt... sau này lại trở thành bà chủ của một công ty lớn như Ba Huân? Và làm sao biết được một anh sinh viên bỏ học như Bill Gate, Steve Jobs sau này lại trở thành ông chủ của Microsoft, Apple? Họ thực sự là người tài, rất tài, nhưng tại sao khi họ mới bắt đầu cơ nghiệp thì chẳng ai để tâm, ngó ngàng và thường chế giễu?
Trở lại với Lưu Bị, anh ta không chỉ nhìn người mà còn biết
đối xử với các loại người. Dù đến nửa đời vẫn loanh quanh chạy nạn không
tấc đất lập nghiệp mà không ai phản bội, càng thua trận nhiều càng thu nạp được
thêm những kẻ sỹ anh tài. Cho đến cả kẻ được phái tới ám sát Lưu Bị cũng bị ma
lực (sự chân thành hay đại tài giả dối nhỉ?) cảm hoá đến phải từ bỏ ý định mà
đi.
Với các đối xử,
cách nhìn người cộng với cái mác dòng dõi nhà vua (Trung Sơn tĩnh vương) “khuông
phò nhà Hán”, tướng tá tốt tươi có phong độ và khí phách của kẻ anh hùng. Rất
nhiều danh tài cùng thời lúc Bị còn hàn vi như Tào Tháo, Chu Du, Quánh Gia…đều nhìn nhận Lưu
Bị như vậy.
Gia Cát Lượng,
động tác rời lều tranh theo về với Lưu Bán Dép cũng là sự cân nhắc hết sức hợp
lý, có tình cảm và cũng đấy lý tính với niềm tin vào sự thành công của Lưu Bị sau
này. Có lẽ, Gia Cát Lượng đã nhìn được kết cục có thể của 1- 2 trăm năm sau.
Ông thừa biết Nhà Hán lúc đó nghiệp đã mỏng lắm rồi, lung lay lắm rồi. Nhưng
cái niềm tin nhen lên ở cái quan niệm “đức
năng thắng số”, hi vọng ở Công-Tài-Đức của ông Lưu Bị này khôi phục lại vững
bền giang sơn nhà Hán mà đành lòng theo phò tá Bị chăng? Có lẽ vậy. Chúng ta
hãy nhớ lời dặn dò của Gia Cát Lượng với Gia Cát Quân trước khi rời lều cỏ rằng
khi thành sự nghiệp sẽ về Tương Dương vui cấy cầy, sống đời sống tiêu dao. Hình
như cái tích Phạm Lãi của nước Việt ông tin rằng nó sẽ được áp dụng cho đời
mình…
Nói về chuyện ăn ở với tướng sĩ, chúng
ta xem lại tích Hoàng Quyền và Lưu Bị khi hậu trận Hào Đình – một trận mà Lưu Bị
thất bại to lớn dẫn đến suy sụp:
Trở lại một chút với hậu trận Hào Đình, Lưu Bị thất trận, Hoàng Quyền nắm giữ thuỷ quân đã buộc phải hàng Tào. Bị nằm dưỡng bệnh ở Vĩnh An cung. Tin tức về Hoàng Quyền truyền đến tai Lưu Bị, nhiều người cho rằng Quyền hàng giặc thì nên bắt gia quyến Quyền trị tội, Bị thở dài bảo: “Chính ta phụ Hoàng Quyền chứ nào phải y đã phụ ta!” Rồi ra lệnh chiếu cố cho gia quyến của Quyền. Còn khi ấy bên trướng Ngụy, Hoàng Quyền hàng Tào cũng được Tào Phi đón tiếp nhiệt thành. Phi bảo Quyền: “Tướng quân bỏ Lưu về với trẫm có khác chi với việc Trần Bình, Hàn Tín bỏ Sở về với Hán vậy?”. Quyền thẳng thắn thưa: “Thần được Lưu tiên chúa hậu đãi, dứt khoát chẳng thề đầu Ngô, không về được Thục, chẳng muốn binh sỹ chết thảm nên mới đến đây hàng ngài, đâu dám ví với cổ nhân?”. Rồi lại có tin gia quyến Quyền bị Thục sát hại, Tào Phi nhủ muốn phát tang cho, Quyền bảo: “Thần với Lưu Bị đối đãi với nhau bằng sự chân thành, tất Lưu chủ hiểu được nỗi khổ tâm của thần, quyết không sát hại gia quyến thần, tin này chẳng thể đúng”. Sau này quả nhiên như vậy. Vua tôi thấu hiểu và chân thành với nhau đến thế có lẽ chẳng cần phải nói thêm nhiều. Vào cái thời mà một người có tội thường bị giết cả ba họ như thế tưởng lòng chân thành giữa vua tôi đến mức ấy cũng đáng phải suy ngẫm lắm chứ!!!
Trở lại một chút với hậu trận Hào Đình, Lưu Bị thất trận, Hoàng Quyền nắm giữ thuỷ quân đã buộc phải hàng Tào. Bị nằm dưỡng bệnh ở Vĩnh An cung. Tin tức về Hoàng Quyền truyền đến tai Lưu Bị, nhiều người cho rằng Quyền hàng giặc thì nên bắt gia quyến Quyền trị tội, Bị thở dài bảo: “Chính ta phụ Hoàng Quyền chứ nào phải y đã phụ ta!” Rồi ra lệnh chiếu cố cho gia quyến của Quyền. Còn khi ấy bên trướng Ngụy, Hoàng Quyền hàng Tào cũng được Tào Phi đón tiếp nhiệt thành. Phi bảo Quyền: “Tướng quân bỏ Lưu về với trẫm có khác chi với việc Trần Bình, Hàn Tín bỏ Sở về với Hán vậy?”. Quyền thẳng thắn thưa: “Thần được Lưu tiên chúa hậu đãi, dứt khoát chẳng thề đầu Ngô, không về được Thục, chẳng muốn binh sỹ chết thảm nên mới đến đây hàng ngài, đâu dám ví với cổ nhân?”. Rồi lại có tin gia quyến Quyền bị Thục sát hại, Tào Phi nhủ muốn phát tang cho, Quyền bảo: “Thần với Lưu Bị đối đãi với nhau bằng sự chân thành, tất Lưu chủ hiểu được nỗi khổ tâm của thần, quyết không sát hại gia quyến thần, tin này chẳng thể đúng”. Sau này quả nhiên như vậy. Vua tôi thấu hiểu và chân thành với nhau đến thế có lẽ chẳng cần phải nói thêm nhiều. Vào cái thời mà một người có tội thường bị giết cả ba họ như thế tưởng lòng chân thành giữa vua tôi đến mức ấy cũng đáng phải suy ngẫm lắm chứ!!!
Lại chuyện ném con lấy lòng các tướng nữa:
Triệu Vân cứu được A Đẩu về cho Lưu Bị, Lưu Bị ra vẻ giận
dữ nói “Vì đứa trẻ này mà suýt làm ta mất một đại tướng”, còn ném đứa con của
mình đi. Hành vi thoạt thấy ai cũng cho là rất coi trọng Triệu Vân? Một hình ảnh
đắt giá gấp trăm lần lời nói của Lưu Bị về những tâm tư, những cảm kích về những
gì mà Triệu Vân đã làm cho ông ta. Ném con ruột của minh đi để biểu hiện sự coi trọng của ông ta đối với
Triệu Vân – một tướng tài thì có lẽ trên đời có vài người. Nhưng khi xét một
cách toàn diện thì nó như một trong những “bài” Ném con mua lòng tướng!
Thật ra điều này cũng không lấy gì làm lạ, ngay trong Tam Quốc diễn nghĩa
Lưu Bị đã từng nói rằng: “Anh em như tay
chân, vợ con như quần áo vậy thôi” mà y phục thì hoàn toàn có thể tùy tiện
vứt bỏ.
Cái quan niệm này căn bản cũng do bác tác giả La Quán Trung nhét cho
ông Lưu Bị. Bởi vì, ngay cái tập vô truyện đầu tiên cụ La đã cho 3 anh em Lưu –
Quan – Trương kết nghĩa vườn đào rồi. Cái sự kiện nêu cao vai trò huynh đệ, đậm
chất lãng mạn thề bồi này coi bộ hạp gu với tuổi trẻ kinh khủng. Hầu như ngày
tôi còn nhỏ, chỗ nào cũng thấy thanh niên đề cập và kể cho nhau nghe tích kết
nghĩa đào viên. Trong chuyện này, “vô tuyến truyền mồm” của bạn bè còn thêu dệt
cả gần chục dị bản mắm muối cho cái lễ kết nghĩa kia. Người thì bảo cắt tiết
ngựa uống với rượu mà thề. Người thì quả quyết họ cắt tay lấy máu rỏ vào chén
rượu mà ăn thề. Người thì mô tả cái hương án sau vườn nhà Trương Phi đẹp như
cái mâm triện nhà thờ họ. Có người còn kể rằng họ thi tài xem ai tài hơn thì
làm chỉ huy. Thi bằng cách thi xem ai leo cây đào nhanh và cao nhất. Dĩ nhiên
ông đồ tể Truong Phi do Đào nhà trồng được nên tót phát đã lên ngọn. Quan Công
nhanh thứ nhì. Huyền Đức thì tuổi cao, già hơn nên đành ngồi phệt dưới gốc đào.
Khổ nỗi, cái ông hàng xóm đươc nhờ làm trọng tài vốn không thích Trương Phi vì
lão nóng tính. Nay thấy Lưu Bị đẹp giai hiền lành liền góp ý là: Ông dưới gốc sẽ
là anh vì chiểu theo sách thánh hiền dạy là: có gốc mới có ngọn! thế là bỏ
phiếu, Lưu Bị 2 phiếu thuận một phiếu trắng (gồm trọng tài, Lưu Bị và Quan Công
{phiếu trắng}), Phi có 1 phiếu đành làm em…Vân vân và vân vân
Người đời cho rằng: Lưu Bị cũng gian hùng kinh khủng.
Có thua gì Tào Tháo đâu. Chỉ khác nhau rằng: anh Tháo thì gian hùng nói thẳng,
nói ra mặt. Anh Bị thì giấu nó trong …bị với những hành vi mỵ mê người ta. Có cần
phải nhắc lại tích Dịch Nha vì nịnh chúa mà thịt cả con mình để nấu làm thức ăn
dâng lên không? Thật kinh khủng với những lòng người. Ai bảo Lưu Bán Dép là đức
độ, là quân tử gì gì chứ VietHoa tôi thì cho ông ta là một kịch sĩ Trung Hoa xuất
sắc nhất cách đây 2000 năm. Mặc áo không khỏi qua đầu, thật là đau đớn
cho A Đẩu, bị cha ném xuống đất (chắc đầu va phải cục đá) nên sau này trí tuệ
sút giảm một cách trầm trọng, nghe theo lời gian thần đầu hàng nhà Ngụy, đã thế
còn mất hết liêm sỉ, không biết nhục là gì, hàng Ngụy rồi chỉ lo ăn chơi nhảy
múa, không thèm nhớ gì đến quê cha đất tổ. Âu cũng là cái số mạng nhà Hán tới kỳ
tận rồi, dòng họ Lưu cũng bắt đầu dừng bước trên bản đồ Đế Vương nhỉ…
Bây giờ ta đá qua chuyện mang
bá tánh theo cùng nhể:
…Lưu
Bị dẫn toàn quân bỏ Tương Dương, nhằm Giang Lăng tiến phát. Trong lúc nhốn
nháo, quân dân Kinh Tương nháo nhác bỏ đi theo Lưu Bị. Cũng khi ấy đạo quân
tiên phong của Trương Liêu, Từ Hoảng, Hứa Chử đang tiến vào Tân Dã.
Từ Tương Dương tới Giang Lăng là quãng đường dài hơn 400 dặm, dân tị nạn kéo theo Lưu Bị đến cả 10 vạn người, xe cộ hành lý đông đến hàng vạn chiếc chen lấn xô đẩy kín lối đi khiến tốc độ hành binh của quân Lưu Bị rất chậm chạp, ngang tốc độ rùa, mỗi ngày chỉ đi được chừng 10 dặm, như vậy chắc chắn sẽ không thoát khỏi sự truy binh của Tào Tháo.
Trước tình hình ấy, Lưu Bị thay đổi kế hoạch rút quân, trước mắt sai Quan Vũ dẫn 1 vạn quân thuỷ xuôi Giang Lăng trước lo phòng thủ, lại phái sứ giả hẹn với Lưu Kỳ hội quân ở Giang Lăng, sai Trương Phi dẫn 2.000 quân chặn hậu, Triệu Vân dẫn 300 quân hộ tống gia quyến các tướng lĩnh, còn mình với Gia Cát Lượng, Từ Thứ dẫn hơn 1 vạn quân chủ lực bảo vệ dân từ từ kéo đi.
Các tướng bàn với Bị: "Hiện việc binh đang lúc khẩn cấp, hãy mau chóng tiến binh chiếm Giang Lăng để ổn định đại cục, nếu cứ đi chậm trễ như vậy, quân Tào ắt đuổi kịp trong sớm tối, toàn quân không đánh cũng đã tan, còn mong bảo vệ dân sao được?”. Lưu Bị lại nói rằng: “Ta đâu phải không biết nguy hiểm, song người sáng nghiệp rất cần lấy nhân tâm, nay mọi người theo ta mà đi, sao ta nỡ nhẫn tâm dứt bỏ?”
Thoạt coi, đa số bình sĩ từng luận định rằng: "Lưu Bị tuy thân phận đương lúc điên đảo hoạn nạn lại càng thủ tín nghĩa, sự thế đã mười phần nguy cấp mà vẫn không lỗi đạo, tình nghĩa cảm động cả ba quân, bởi thế không ít người cùng ông ta chia xẻ hoạn nạn, sau này lập nên đại nghiệp là đạo lý tất nhiên vậy".
Có nhẽ toàn bộ những người đương thời của 2000 năm trước cũng
trùng với góc nhìn trên.
Nhưng
theo tôi thì đó là một tình yêu và lòng thương dân không đúng cách của Lưu Bị. Thực tế sách chép cho thấy đã tan rã
cả đoàn quân, cuối cùng Lưu Bị và bộ tướng vẫn phải bỏ dân mà nhanh chân chạy
thoát. Vậy thì cái lòng yêu dân, thương dân được đề cao của Lưu Bán Dép cho kết
quả như thế nào? Bằng ziado nhé. Nhưng cái được thì chỉ mỗi Lưu Bán Dép được là
nhân ái và không lỗi đạo. Đâu đó, Bị chẳng đã nói rằng: “Người sáng nghiệp rất cần lấy nhân tâm”, xem đó chỉ là thủ đoạn mà
thôi chứ chẳng phải thật lòng. Thể hiện cái yêu như thế thật chết vạn người. Tất
nhiên anh Bị cũng chẳng thực tâm muốn tan rã cả đám dân như thế, quả nếu mang hết
dân đó về Giang Lăng được thì tốt quá còn gì? Quân lương dồi dào, mọi người đồng
tâm nhất ý, có cơ hội đánh đỡ với Tào mà mở riêng một cõi, chả phải luồn cúi
khuất tất với ai chẳng hơn ư? Nhưng với một đối thủ đang mạnh, tinh thông, khôn
ngoan và tàn bạo như Tào Tháo và quân Tào thì có khi trời cũng chả giúp nổi cho
sự vẹn toàn…
Với Lưu Bị, chiến dịch Hồ Đình thất bại quả
là nỗi bi phẫn quá lớn đối với con người từng trải và cũng đầy kiêu hùng này.
Việc liên tiếp chết mất mấy viên hổ tướng hàng đầu, mất đoàn quân Kinh Châu
cùng lãnh địa sáng nghiệp, thêm trận đánh Hào Đình tổn thất nữa khiến cho hùng
tâm tráng khí của Lưu suy sụp rất lớn.
Đối với cả quốc gia Thục Hán nữa thì chí lớn
“phạt Nguỵ, hưng Hán” xem chừng mất đi quá nhiều cơ sở và thực lực đã suy yếu
đi rất nhiều (mất một bàn bàn đạp như Long Trung Sách đề xướng, mất đi một nửa
châu Kinh giàu có với dân cư đông đúc, sự thiệt hại không thể tính đếm được).
Lưu Huyền Đức buồn đau bi thống có thừa đến nỗi thân mang trọng bệnh quả là điều
dễ hiểu.
Rồi từ Thành Đô lại liên tiếp truyền đến những tin tức không lành, tư đồ Hứa Tĩnh mất, liền đó viên hổ tướng oai trấn Tây Lương là Mã Siêu mới có 47 tuổi cũng lâm trọng bệnh qua đời. Rồi thượng thư Lưu Ba, một người rất có tài cán được Gia Cát Lượng và chính Lưu Bị rất tin dùng cũng bị bệnh từ trần. Các tướng lĩnh văn võ hàng đầu của Thục Hán kể từ lúc kiến quốc đến đó mới chừng 3 năm mà đã có đến sáu bảy vị ra người thiên cổ. Những mất mát như vậy khiến cho Lưu Bán Dép đã bi thống có thừa lại càng cảm thấy phẫn hận. Xem ra việc đoạt lại Kinh Châu, đồ Nguỵ hưng Hán chỉ còn là giấc mơ vô vọng (hành động dời mộ Cam Phu nhân từ Kinh Châu về đất Thục phần nào minh chứng cho sự tuyệt vọng của của Lưu Bán Dép vậy).
Rồi từ Thành Đô lại liên tiếp truyền đến những tin tức không lành, tư đồ Hứa Tĩnh mất, liền đó viên hổ tướng oai trấn Tây Lương là Mã Siêu mới có 47 tuổi cũng lâm trọng bệnh qua đời. Rồi thượng thư Lưu Ba, một người rất có tài cán được Gia Cát Lượng và chính Lưu Bị rất tin dùng cũng bị bệnh từ trần. Các tướng lĩnh văn võ hàng đầu của Thục Hán kể từ lúc kiến quốc đến đó mới chừng 3 năm mà đã có đến sáu bảy vị ra người thiên cổ. Những mất mát như vậy khiến cho Lưu Bán Dép đã bi thống có thừa lại càng cảm thấy phẫn hận. Xem ra việc đoạt lại Kinh Châu, đồ Nguỵ hưng Hán chỉ còn là giấc mơ vô vọng (hành động dời mộ Cam Phu nhân từ Kinh Châu về đất Thục phần nào minh chứng cho sự tuyệt vọng của của Lưu Bán Dép vậy).
Mùa xuân năm Chương Vũ thứ 3, bệnh tình của Lưu Bị xấu đi nhanh chóng, linh cảm được sự ra đi của mình, ông phái người về Thành Đô triệu Gia Cát Lượng đến Vĩnh An cung. Gia Cát Lượng lúc ấy rất đau đầu trong công tác nội chính cũng như những biến cố chính trị, quân sự phức tạp ở đất Thục song đã có triệu gọi chẳng thể chậm trễ, vội vàng giao phó công việc cho tòng sự của mình là Dương Hồng phụ tá Lưu Thiện giữ Thành Đô, còn mình dẫn hai hoàng tử Lưu Vĩnh và Lưu Lý đến Vĩnh An cung. Suốt từ tháng 2 đến tháng 4 năm ấy, Gia Cát tiên sinh ở ở lại Vĩnh An cung cùng với Lưu Bị thảo luận nghị sự các vấn đề liên quan đến tương lai Thục Hán.
Vào giữa tháng 4, bệnh tình của Lưu Bị hết sức nguy ngập, ông viết di chiếu cho Thái tử Lưu Thiện căn dặn nhiều điều, khuyên phải lo làm việc thiện, cầu hiền cầu đức, chớ làm việc ác, phải chăm đọc sách, cần phải luôn thỉnh giáo Thừa tướng … .
Lưu Bị nhìn Gia Cát Lượng hồi lâu mới bảo: “Ông tài gấp 10 lần Tào Phi. Nếu ấu chúa có
thể giúp được thì giúp, nếu nó bất tài ông hãy làm chủ đất Thục”. Câu nói
này khiến cho Gia Cát tiên sinh sợ hãi biến sắc mặt, nước mắt rơi như mưa, quỳ ở
bên giường nói rằng: “Thần đâu dám không
tận lực, giữ mực trung chính đến chết mới thôi!” Bị lại sai người nâng Gia
Cát Lượng dậy, gọi cả đại thần Lý Nghiêm đến giao phó thái tử Lưu Thiện mới 17
tuổi cho cả hai người. Lại dặn cả Triệu Vân là viên mãnh tướng hàng đầu Thục
Hán còn sót lại, dặn việc phò ấu chúa, cùng lo việc trọng đại quốc gia ... Sau
đó Thục chủ bấy giờ 63 tuổi, nhắm mắt lìa đời.
Đến tháng 5, tức là hơn một tháng sau cái chết của Tiên chúa, Gia Cát Lượng chính thức cho phát tang, lập Thái tử Lưu Thiện lên ngôi Đế, lịch sử gọi ông ta là Hậu chúa.
Việc thác cô của Lưu tiên chúa cho Gia Cát tiên sinh quả là việc cổ kim có một không hai. Đường đường ngôi Đế mà khi thác cô lại nói với người nhận thác cô rằng: “nếu con trẫm bất tài ông hãy lên làm chúa”. Vì sao có thể nói thế nhỉ? Nhiều học giả sau này đã đưa ra những nhận định, đại loại thế này:
Một là: Lưu Bị có chút không tin tưởng nên đã thử lòng vị quân sư, lại giao cả cho đại thần Lý Nghiêm cùng phò tá con côi đề phòng nếu xảy ra biến cố sau này tất sẽ có người chia xẻ quyền lực của Gia Cát Lượng.
Chương Mậu (người đời Minh) đã nói rằng: “Ta đọc sách của Trần Thọ tới đoạn ấy chưa từng lần nào không lo sợ cho Khổng Minh. Vua tôi “cá nước” mà vẫn dùng trí thuật mà chế ngự nhau đến thế!!!”. Rồi Từ Thế Bạ (cuối Minh đầu Thanh) trong tác phẩm “Gia Cát Vũ hầu vô thành luận” cũng viết rằng: “Riêng câu ấy có thể thấy thủ đoạn của Chiêu Liệt đế, bộc lộ hết sự thâm hiểm lúc bình sinh”.
Hai là: Lưu Bị dùng phép khích tướng, nói trắng ra như thế để khiến cho Gia Cát không dám công nhiên đoạt quyền hành, chỉ một lòng phụ tá con côi của ông đến chết mới thôi.
Vương Phu Chi (người đời Đường) trong tác phẩm “Tục thông giám luận” đã nghi ngờ rằng Gia Cát có những biểu hiện quá thân cận với Tôn Quyền nên nói vậy để khích tướng cũng như kiềm chế Gia Cát Lượng, trói buộc Gia Cát Lượng vào việc “cúc cung tận tuỵ đến chết mới thôi”.
Ba là: Lưu Bị và Gia Cát Lượng lấy lòng thành đãi ngộ nhau, đó là tấm gương sáng mấy ngàn năm không thấy được một lần nào khác.
Tiêu biểu cho loại ý kiến này là Trần Thọ, ông viết trong Tam Quốc Chí là: “Tiên chúa có khí phách của bậc anh hùng, đến khi gửi ấu chúa, trao việc nước cho Gia Cát Lượng mà lòng không hồ nghi, vua tôi đều chí công vô tư, là gương sáng xưa nay chưa từng có”.
Mỗi người đọc có thể tự tìm cho mình một cách nhìn trong việc thác cô rất lý thú của vua tôi nhà Thục Hán.
Về Gia Cát thật chẳng cần phải bàn nhiều, còn về Lưu Bị, làm sao lại có thể nói rằng Bị không tin tưởng Gia Cát Lượng. Tình nghĩa 16 năm “cá nước”, lòng son sắt của Gia Cát không thể khiến Lưu Bị tin sao? Việc Gia Cát theo về với Bị giữa lúc “lương không đủ ăn, quân không đến ngàn người”, rồi câu hỏi nơi lều cỏ Ngoạ Long Cương rằng bữa trước: “Xin cho biết chí nguyện của tướng quân?” không làm cho Bị tin tưởng hay sao? Ờ thì giao phó việc thác cô cho cả Gia Cát và Lý Nghiêm, có gì đâu nhỉ? việc gửi ấu chúa cho vài người phò tá xưa nay có phải là chưa có bao giờ?
Đến tháng 5, tức là hơn một tháng sau cái chết của Tiên chúa, Gia Cát Lượng chính thức cho phát tang, lập Thái tử Lưu Thiện lên ngôi Đế, lịch sử gọi ông ta là Hậu chúa.
Việc thác cô của Lưu tiên chúa cho Gia Cát tiên sinh quả là việc cổ kim có một không hai. Đường đường ngôi Đế mà khi thác cô lại nói với người nhận thác cô rằng: “nếu con trẫm bất tài ông hãy lên làm chúa”. Vì sao có thể nói thế nhỉ? Nhiều học giả sau này đã đưa ra những nhận định, đại loại thế này:
Một là: Lưu Bị có chút không tin tưởng nên đã thử lòng vị quân sư, lại giao cả cho đại thần Lý Nghiêm cùng phò tá con côi đề phòng nếu xảy ra biến cố sau này tất sẽ có người chia xẻ quyền lực của Gia Cát Lượng.
Chương Mậu (người đời Minh) đã nói rằng: “Ta đọc sách của Trần Thọ tới đoạn ấy chưa từng lần nào không lo sợ cho Khổng Minh. Vua tôi “cá nước” mà vẫn dùng trí thuật mà chế ngự nhau đến thế!!!”. Rồi Từ Thế Bạ (cuối Minh đầu Thanh) trong tác phẩm “Gia Cát Vũ hầu vô thành luận” cũng viết rằng: “Riêng câu ấy có thể thấy thủ đoạn của Chiêu Liệt đế, bộc lộ hết sự thâm hiểm lúc bình sinh”.
Hai là: Lưu Bị dùng phép khích tướng, nói trắng ra như thế để khiến cho Gia Cát không dám công nhiên đoạt quyền hành, chỉ một lòng phụ tá con côi của ông đến chết mới thôi.
Vương Phu Chi (người đời Đường) trong tác phẩm “Tục thông giám luận” đã nghi ngờ rằng Gia Cát có những biểu hiện quá thân cận với Tôn Quyền nên nói vậy để khích tướng cũng như kiềm chế Gia Cát Lượng, trói buộc Gia Cát Lượng vào việc “cúc cung tận tuỵ đến chết mới thôi”.
Ba là: Lưu Bị và Gia Cát Lượng lấy lòng thành đãi ngộ nhau, đó là tấm gương sáng mấy ngàn năm không thấy được một lần nào khác.
Tiêu biểu cho loại ý kiến này là Trần Thọ, ông viết trong Tam Quốc Chí là: “Tiên chúa có khí phách của bậc anh hùng, đến khi gửi ấu chúa, trao việc nước cho Gia Cát Lượng mà lòng không hồ nghi, vua tôi đều chí công vô tư, là gương sáng xưa nay chưa từng có”.
Mỗi người đọc có thể tự tìm cho mình một cách nhìn trong việc thác cô rất lý thú của vua tôi nhà Thục Hán.
Về Gia Cát thật chẳng cần phải bàn nhiều, còn về Lưu Bị, làm sao lại có thể nói rằng Bị không tin tưởng Gia Cát Lượng. Tình nghĩa 16 năm “cá nước”, lòng son sắt của Gia Cát không thể khiến Lưu Bị tin sao? Việc Gia Cát theo về với Bị giữa lúc “lương không đủ ăn, quân không đến ngàn người”, rồi câu hỏi nơi lều cỏ Ngoạ Long Cương rằng bữa trước: “Xin cho biết chí nguyện của tướng quân?” không làm cho Bị tin tưởng hay sao? Ờ thì giao phó việc thác cô cho cả Gia Cát và Lý Nghiêm, có gì đâu nhỉ? việc gửi ấu chúa cho vài người phò tá xưa nay có phải là chưa có bao giờ?
Hơn nữa: ông Bị nói câu "Ông tài gấp 10 lần Tào Phi. Nếu ấu chúa có
thể giúp được thì giúp, nếu nó bất tài ông hãy làm chủ đất Thục”. " ấy với Khổng
Minh sau khi đã dặn Triệu Vân: "Mong ngươi trông nom con trẫm, đừng phụ ân
tình của trẫm". Rõ ràng: Còn Hổ uy tướng
quân ở đấy, còn Quan Hưng, Trương Bào ở đấy, còn những người đến lúc chết vẫn
nói: "Ta làm tướng nhà Hán, há thèm hàng giặc?", liệu Khổng Minh giả sử lên
ngôi Hoàng Đế nhà Thục có ngồi yên được không? Hay là cả họ không có ai vác xác ra khỏi thành
Bạch Đế, cùng Lưu tiên chủ xuống suối vàng luôn cho trọn đạo quân thần?
Tất nhiên, trong dài dằng rặc những bài bình nôm na về Tam Quốc, Có thể Ước Mơ Nhỏ sẽ trở lại bàn nhiều về quan hệ của Vua tôi nhà Hán, về sự đưa đẩy của các quân sư. Bàn cho ra nhẽ một tý. Bởi vì, đọc Tam Quốc thấy hơi ức lòng cho Nhà Thục Hán vì họ có cả Rồng cả Phụng mà vẫn mất trắng cơ đồ. Không có nhẽ thế! Ai cũng trung nghĩa; ai cũng hết lòng muôn chết không từ vậy mà sao ra cái nhẽ thế???
Kỳ sau: họ nhà Ngô ở Giang Đông
Tin mới hơn:
- 25/12/2013 03:13 - Bình Tam Quốc bài 8: Điểm danh tướng và mưu sĩ
- 15/12/2013 03:27 - Diễn biến vụ “Hôi Bia” ở Đồng Nai: Chuyện trí trá, a dua...
- 14/12/2013 03:07 - Bình Tam Quốc 6: Gia Cát Khổng Minh.
- 12/12/2013 13:02 - Hai đầu của thế giới phẳng (Truyện Phim)
- 10/12/2013 06:09 - Bình Tam Quốc 5: Họ nhà Tôn ở Đông Ngô
Tin trước đây:
- 07/12/2013 10:23 - Bình Tam Quốc 3: Lưu Bán Dép đi lên nhờ La Quán Trung
- 06/12/2013 20:35 - Bình Tam Quốc 2: Tào Tháo, Gian Hùng trong Anh Hùng
- 06/12/2013 02:47 - Bình Luận Tam Quốc 1 & luận các anh hùng
- 02/12/2013 06:51 - Phần Hai: Bảo hiểm vài dòng nói thêm...
- 18/11/2013 04:08 - Phần Một: Đa các cấp: Việt Nam thế là chuyện nhỏ.