Ước Mơ Nhỏ - Tất cả vì trẻ em nghèo

Phần Một: Đa các cấp: Việt Nam thế là chuyện nhỏ.

 Giật cái tít như vậy cũng là gây chú ý của mọi người và cũng là muốn tuôn chứa vào đó những chất ngất phiền muộn không chỉ của bản thân, gia đình mà còn cả dòng họ, bà con lối phố của mình. . Xa hơn nữa, cũng muốn các cháu sinh viên, học sinh có vào Ước Mơ Nhỏ đọc rồi rút ra cái gì cho bản thân và gia đình hay không???

Chuyện rất dài… và đó là: KINH DOANH ĐA CẤP!

Cách nay đã 10 năm có lẻ. Một người bạn hàng xóm của gia đình tôi –từng chia sẻ với nhau từ miếng ruốc cá, thìa mắm tôm đến nắm rau tập tàng hái vội ngoài bờ rào. Nói như thế có nghĩa là thân và hiểu nhau lắm. Một bữa, chị sang nhà như mọi bận bảo dạo này mới làm thêm ở nhiệm sở kia. Thu nhập thì cũng đỡ. Mình chúc mừng hàng xóm. Hàng xóm nói về bảo hiểm (rất hay nhé) về các chính sách hoàn lại tiền, thụ hưởng…Bà xã mình khi ấy ngồi nghe cứ mê ly. Người nàng cứ lịm ngọt  hơn cả lúc trong vòng tay của mình đêm khuya mưa dầm. Nhìn mấy đứa con xinh xắn, học giỏi hơ hớ thế kia. Hai vợ chồng thoắt nghĩ đến việc mua bảo hiểm cho cháu. Nhất là khi nghe tin mấy ông bà cùng cư xá đã tiến hành mua bảo hiểm các kiểu. Con gà tức nhau tiếng gáy. Không có nhẽ mình thua kém người ta?? Nhưng quả thật, số tiền bỏ ra so với cái lợi thu về mà chị bạn mô tả sao nó cứ khách sáo thế nào ấy vì sự việc nó ưu việt quá; thần tiên quá. Trong khi, bên ngoài, chúng nó mang tiền cho nhau vay lãi ngày, lãi tháng cũng lợi nhuận còn thua. Tôi thoáng phân vân. Hỏi ngược một phát: Thế nhà chị đã mua cho các cháu chưa? Mua rồi chú ơi! Vậy cho em xem hợp đồng với chứng chỉ của các cháu chút nhể? Ớ…cái Lày thì tôi đưa cho bố nó cất kỹ rồi; hay chú xem tạm hợp đồng của nhà cô Tun Tẻn nha? Khặc! nghe thế là mình giựt thót người. Đẩy thêm nước gí tốt đầu: Thế gia đình nhà ông anh ruột với bà chị dâu của chị có mua không ạ? Ớ…tui cũng có nói rồi nhưng chúng nó chưa sẵn tiền!

Vậy là đủ. Nhà em lượn và chờ xem. Y như rằng: đồng tiền ngày càng mất giá mà giá trị mua không có bảo chứng bằng bất cứ thứ gì. Cho đến khi có việc cần lấy lại thì toàn bộ bọn người kia mới té ngửa vì thủ tục rắc rối, vì sự thờ ơ vô trách nhiệm và nhất là cái tỷ lệ nhận lại quá bèo bọt. Đáng khốn khổ là những cái cho ra kết cục như này đều được đề cập nhưng hơi khó hiểu và khá trừu tượng trong hợp đồng. Quả thật, hồi đó tâm lý bầy đàn của đám dân này thể hiện tận phút chót. Tức là: lúc mua đua nhau mua và lúc chạy làng hoàn tiền cũng đua nhau chạy làng…

Cái tôi khổ nhất là bà xã cứ trách móc suốt mấy năm: Nào là anh không lo mua bảo hiểm cho con. Anh không thương con như nhà A, nhà B. Thậm chí có lúc sóng gió thì bà ấy còn rỉa rói:” Anh là ông bố chỉ biết…đánh rắm lên bụng vợ xong là vô trách nhiệm!!”. Đau cho mình còn hơn cái đận cắt ruột thừa. Cho đến cái ngày mấy gia đình kia phàn nàn cái kết cục của mua bảo hiểm thì bà xã mình đu cổ thằng tôi một phát. Hôn cái chụt (nước miếng phà vào mặt tớ tèm lem) phán câu:” May mà nhà mình không mua chứ mua thì toi mấy chỉ vàng…”.

Mình chỉ còn cách nghiêm mặt:” Cô có buông tôi ra không. Bây giờ sức yếu, không…đánh rắm được!”.

Cũng may. Ngay từ hồi ấy, mình rút ra một điều: Đừng có tham!

Y như rằng ngay sau đó, các bố ở cơ quan tôi ông nọ nhìn ông kia, khi về hưu rồi mới thoải mái chửi lão Nguyễn Văn Mười Hai về cái vụ nước hoa Thanh Hương giựt tiền. Nhà mình lại âm thầm thịt con gà nhép ăn mừng vì…không dính dáng. Hai chỉ vàng luốn thắt giải dút nơi thắt lưng còn nguyên xi!

Nhưng mà dao sắc cũng chẳng gọt được chuôi.

Đầu tiên là bà mẹ vợ. Cái ngày bà từ Bắc vô Nam bơ vơ không nói. Nhưng sau khi thu xếp cho bả một khu đất trên Bình Dương, có vốn xây phòng trọ thì bắt đầu dư rả và Bảo hiểm mò tới. Cũng là cái trò nghe qua tai (không đọc kỹ), hai thằng cháu cứ tưởng là có lộc bà. Ai dè, lúc có tiền đóng thì không sao. Lúc trót đau yếu, tiền nó hiếm như cái gì gì. Rồi cũng thanh lý sau chục năm gò mình đóng phí. Cuối cùng thì…cốt khỉ về cốt khỉ!

Rồi ông Bố vợ. Cứ ngỡ ông từng làm đến Phó bí thư Đảng ủy, trạm trưởng một trạm nghiên cứu thì bố thằng Tây cũng không qua mặt được. Nào ngờ: cái đám công ty bán thuốc tân dược kia làm cho Cụ và đồng đội một vố bị lừa mà cười tươi như hoa: Đoàn bác sĩ khám bệnh miễn phí cho Cựu chiến binh và lão thành. Tuyệt! Phiếu khám đóng dấu giáp lai đỏ chót. Bác trưởng trò cười tươi như hoa dứa chánh khoe là: có bác chưa đủ lão thành cũng duyệt luôn cho nhân văn nhân bản. Dứt khoát chỗ này không quà cáp, hối lộ gì gì…. Ông bố vợ sau khi siêu âm, khám tổng quát. Ông bác sĩ (hay thợ siêu âm cóc rõ) lợt phợt cái cần quét tảng bụng già nhăn nheo, miệng lẩm bẩm như chó nhằn rẻ rách, đầu gật gù như bố Đại Thánh nghiệm đánh đề rồi ra kết quả:  nảy ra tới 4 nghi vấn và 2 chỉ định điều trị. Cái tuyến tiền liệt hơi to. Mắt phải có cườm. Bao tử có vấn đề. Thận có sỏi nhỏ…và tới đoạn kê toa bán thuốc. Cái toa thuốc của cụ ngoại nhà cháu xấp xỉ 3 triệu đồng. Thuốc mỗi cữ trong ngày nếu uống đủ thì…khỏi ăn sáng. Cũng may, có cô cháu làm bên Bộ Y Tế  vui tay mở gói thuốc của ông lão. Nó biến sắc mặt gọi thầm vào điện thoại của chúng tôi: Bảo cụ thôi đi. Thuốc gì toàn thuốc bổ sắp hết đát. Kháng sinh thì thế hệ 1. Uống thế là uống bột…khoai mì chứ tác dụng chả bao nhiêu đâu. Tôi hét lên trong máy:” Nhưng còn cái tuyến tiền liệt hơi to. Uống cho teo chứ??”. Con bé cười ngất:” Tuyến tiền liệt phì lên thì đàn ông thường thấy. Phì đại thì chèn các cơ quan gây tiểu nhiều. Cụ có đi tiểu đêm bao giờ đâu? Mà cụ đã siêu âm lại ở máy khác chưa mà đã tin cái máy này? Sao cái máy này nó chỉ nói là…hơi to? Chuyên môn mà thế à?

Ừ nhỉ. Tiên sư cái trò khám miễn phí này. Gần 3 triệu đúng là tiền thuốc đang bù tiền thang!

Cũng còn may (ớ! Cứ tìm cái may trong cái rủi, cái dại hè). Cả nhà quán triệt thật rõ: bất cứ ai tán thuốc bổ này, bổ nọ cho cụ phải mang ra phân tích, bàn bạc và tìm tư vấn tin cậy. Mọi chuyên khoa phải đi đúng tuyến, đúng chuyên khoa. Và may thật! gần chục năm rồi, cụ khỏe như vẫn khỏe!

Bây giờ nói sang bạn bè…
Nói ngay là bạn bè tôi chúng nó bị bọn con cháu mang ra bán rẻ cho bọn đa cấp có khi đến...sạt nghiệp. Bởi vì, con cháu chúng nó còn biết lừa được ai cho dễ và đơn giản hơn lừa ông bà Nội, Ngoại, cha mẹ, chú bác nhà mình???
 
 

 VietHoa (còn tiếp -Hình gửi sau)
 
Ông : Đăng Thọ Dũng
Emai: dangthodung@yahoo.com
Số TK  Ước Mơ Nhỏ - Đặng Thọ Dũng: 2009206008503
Tại: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Chợ Mới, Đà Nẵng 
                                                                                                                                                                                                

Sống là cho…
Triết học phương đông có câu: “Làm cho mình là làm cho cuộc sống, còn làm cho người là làm cho cuộc đời!”.
Với quan điểm nhân thiện, câu nói trên đã đi xuyên suốt lịch sử và làm nền tảng nhân ái của loài người. Đối với chúng tôi nó có một ý nghĩa cực kỳ sâu sắc...
  • Tin mới

  • Đọc nhiều nhất