Ước Mơ Nhỏ - Tất cả vì trẻ em nghèo

Tường thuật Lễ dâng Y Kathina Huế (PGNT)

   Trong những ngày này (từ 16/09 AL – 15/10 AL), các ngôi chùa theo truyền thống Nguyên Thủy trên khắp năm châu đang tưng bừng hoan hỷ cử hành đại lễ dâng y Kathina với ý nghĩa cao thượng và trịnh trọng.
.
Người viết bài vinh hạnh được một Đại thí chủ trong lễ dâng Y mời “đến để mà thấy” trong dịp 6 ngôi chùa của Phật Giáo Nguyên Thủy Huế tiến hành cử lễ dâng y.
Lịch sử xuất xứ của lễ dâng y có từ cách đây hơn 2000 năm. Khi mà ba mươi chàng hoàng tử theo lời khuyên của Đức Thế Tôn thực hành những hạnh tu đầu đà: như sống trong rừng sâu; đi khất thực thường ngày; mặc y phấn tảo; chỉ mặc tam y v.v… Họ sống trong rừng sâu suốt thời gian khoảng mười ba năm trường.
 Trước mùa hạ thứ mười bốn, họ mong muốn đi đến thăm, đảnh lễ đức Thế Tôn và nhập hạ tại Kỳ Viên Tịnh Xá (Jetavana), trú xứ mà đức Thế Tôn đang sống. Với một quãng đường quá dài, họ không đến kịp trước mùa mưa (mùa an cư), vì vậy họ phải vào mùa an cư hay nhập hạ tại một ngôi làng.
Ngay sau khi mùa an cư chấm dứt, 30 người đi tiếp, do thời tiết khắc nghiệt, cộng thêm bùn lầy trên đường cho nên y phục của những vị tỳ khưu này đã đẫm nước và dính bùn rất là bất tiện
Vì lý do này, đức Thế Tôn cho phép tổ chức lễ dâng y Kathina. Sự cho phép này kể từ đó cho đến ngày hôm nay lễ dâng y Kathina được tiếp tục tổ chức hằng năm. Đây là lý do của sự xuất hiện lễ dâng y Kathina.
--------------
Phước dâng y Kathina  không phân biệt giai cấp, không phân biệt người giàu sang hay nghèo hèn, bất kỳ ai, ngay cả những người ăn xin cũng có thể tham gia lễ dâng y Kathina. Tất cả những ai có tâm hoan hỷ đều có thể đến tham dự và ăn uống  mọi món ăn bổ dưỡng  miễn phí.  Do đó Đức Phật dạy rằng những người đến dự lễ dâng y Kathina chỉ có tâm hoan hỷ không thôi cũng đã có đầy đủ phước báu. Đó chính là ân đức Tam Bảo. Một niềm tin trong sạch vào Phật, Pháp, Tăng.
 
Trời Huế những ngày giữa cuối tháng Mười mưa dầm dề. Đến máy bay hạ cánh xuống sân bay Phú Bài nhiều chuyến cũng không đáp được phải quay ra Đà Nẵng. Thế nhưng, những khó khăn đó không làm giảm đi không khí khẩn trương, náo nhiệt và hoan hỉ của những ngày Đại lễ dâng Y. Trao đổi với Thượng Tọa Pháp Tông, chủ trì chùa Huyền Không, tôi được Sư ông cho biết sơ bộ về chương trình, thủ tục và ý nghĩa của Lễ dâng y. Ngoài tuân thủ nghiêm túc các qui trình, lễ Dâng y năm nay, lần đầu tiên cử hành kết hợp tại Tịnh thất Gotami – các vị tì khưu sẽ nhận Y và ban lại cho Ni sư. Ngoài ra, cũng cần đề cập đến việc lược giản trong lễ là một chùa chỉ cần 01 vị tỳ khưu nhập hạ là có thể nhận Y (Phật giáo Thái Lan thì có 4 vị Tỳ Khưu)
Qua lịch trình, tôi được biết chương trình dâng y của Phật giáo Nguyên Thủy tại Huế như sau:
  • Ngày Chủ nhật, dâng y tại chùa Thiền lâm – Nơi nhà sư Hộ Nhẫn, trưởng tăng phái đã Chủ trì và viên tịch.
  • Ngày thứ 2: Chùa Tăng Quang, ngôi chùa Nam Tông đầu tiên tại Huế
  • Ngày thứ 3: Tịnh thất Gotami
  • Ngày thứ 4: Chùa Định Quang
  • Ngay thứ 5: Chùa Huyền Không Sơn Thượng
  • Ngày thứ 6: Chùa Huyền Không
  • Ngày chủ nhật: Chùa Pháp Luân
Đặc biệt, tại chùa Pháp Luân, có tham dự của Phái đoàn Chính phủ Hoàng gia Thái Lan do ngài Prachuab Chaiyasan - nguyên Bộ trưởng Bộ ngoại giao và Chủ tịch đương nhiệm Hội hữu nghị Việt Nam - Thái Lan dẫn đầu.
Để tỏ lòng kính trọng và hoan hỉ của một đạo hữu lần đầu tiên được “đến mà thấy” trước đại lễ này, tác giả xin tường thuật bằng hình ảnh kèm theo những bình luận, chú giải…
XIN BẮT ĐẦU TỪ NGÔI CHÙA THIỀN LÂM:
Ngay từ sáng sớm, khu đồi Quảng Tế thuộc Thôn Thượng II, Xã Thuỷ Xuân, Thành phố Huế đã nhộn nhịp các Phật tử. Mưa lắc rắc rơi. Những lá Phật kỳ và những dải cờ hôm nay càng làm tăng thêm sự trang trọng của buổi lễ dâng Y Kathina.
Phật từ về càng lúc càng đông. Ngoài những đoàn Phật tử từ các Chùa bạn, hôm nay những đoàn Phật tử đến từ Quảng Trị, Đà Nẵng, Hà Nội…và người Việt ở nước ngoài.
Toàn bộ sân chùa như nêm cứng. Những khuôn mặt hoan hỉ. Những trang phục sạch sẽ và màu sắc đẹp. Theo như vài bậc trưởng lão cao niên là Phật tử của Hệ Phái Nam Tông thì năm nay chùa Thiền Lâm đông hơn và dặc biệt, tỷ lệ phật tử trẻ tuổi tăng nhiều so với trước.
Chùa Thiền Lâm khởi thủy là một am cốc do Hòa Thượng Hộ Nhẫn xây dựng trên một khu đồi xung quanh là bãi tha ma. Gọi là bãi tha ma nhưng thực ra là khu nghĩa địa mộ phần được người ta xây dựng qui mô và có kiến trúc tỉ mỉ, hoa văn, vững bền như nhiều khu nghĩa địa Thừa Thiên Huế. Càng gần Bảo Tháp, chúng tôi càng thấy những ngôi mộ hoành tráng, uy nghiêm, tôn cẩn. Một thí chủ cho tôi biết là: rất nhiều người trước khi qua đời mong được an táng ở gần Chùa để hàng ngày được nghe tiếng Kệ, lời Kinh.
Nghi lễ bắt đầu bằng việc các Phật Tử đội vật phẩm đi diễu Phật 3 vòng quanh Tháp
Đoàn người chừng hơn 1000 thí chủ trang trọng xếp hàng đôi chậm bước kính cẩn bước đi. Đi đầu là lá Phật Kỳ, tiếp đến là bát hương trầm, đội thiếu nhi dâng hoa, Hai đại thí chủ dâng Y và phía sau là các Phật tử đội trên đầu vật phẩm và hoa dâng lên các Đại đức tăng…
Sau khi diễu Phật 3 vòng, mọi người tiến vào Chính điện. Các vật phẩm được chuyền lên xếp ngay ngắn bên cạnh các Tỳ Khưu. Mọi người ngồi ngay ngắn niệm phật, hành lễ và cung thỉnh các Chư tăng vào làm lễ.
 …Ca sa oai đức chi bằng
Sắc vàng thanh bạch của hàng Sa Môn
Noi gương từ phụ Thế Tôn
Hoằng khai Giáo pháp tám muôn bốn ngàn
Ngày nay thiện tín các hang
Ca sa đại lễ nghiêm trang cử hành
Dâng y với tấm lòng thành
Ba vòng nhiễu Phật đồng thanh nguyện cầu
Chư Tăng hoan hỷ lãnh thâu
Căn lành gieo giống để hầu mai sau
Nguyện mau thoát khỏi trần lao
Tu hành tinh tấn tiêu dao đạo mầu
Chúc cho Phật pháp bền lâu
Thấm nhuần trăm họ năm châu thạnh hành
Chúc cho cả thảy chúng sanh
Hồi đầu hướng thiện tâm thành quy y
Noi theo gương đấng Từ bi
Xuất gia hành đạo mang y ngồi kề
Tu tâm dưỡng tánh mọi bề
Tham sân đoạn tuyệt bồ đề đến nơi.
 
Một chi tiết như một điểm nhấn của Đại lễ là có hai đồng Đại thí chủ dâng y tại chùa Thiền Lâm là Ông Đặng Thọ Dũng và ông Trần Ngọc Quyền.
 Một vị Đại Đức cho biết: "Muốn đạt được phước báu trọn vẹn trong đại lễ dâng y Kathina này, các thí chủ dâng y Kathina phải phát tâm trong sạch hoan hỷ trong ba thời (tư tiền, tư trung và tư hậu) hay nói cách khác hoan hỷ trước lúc cúng dường, trong lúc cúng dường và sau khi cúng dường. Nếu thí chủ dâng y Kathina có được trạng thái tâm tư như vậy thì phước báu sẽ rất phong phú, dồi dào và vẹn toàn".
Sau lễ dâng hoa là dâng Y. Vị sư chủ trì Thiền Lâm là Đại Đức Tâm An tiếp nhận Y, làm thủ tục đánh dấu.
Thay mặt Đại Thí Chủ, ông Đặng Thọ Dũng, pháp danh Minh Phương đã đọc lời  Cảm tạ:
 Kính bạch đại đức chư tăng
Toàn thể phật tử chúng con có nguyện vọng mong chứng ngộ niết bàn; mong giải thoát khổ luân hồi cho nên chúng con thành kính thiết lễ dâng y Kathina cùng các lễ vật này lên tỳ khưu tăng đã an cư suốt 3 tháng hạ tại ngôi chùa Thiền Lâm…
…Cầu an, cầu siêu. Ngưỡng mong chư đại đức tăng bi mẫn chứng minh; khai kinh chú nguyện quả phước thanh tịnh này thấu tận các bậc hữu ân.
Mong cho quyến thuộc thiểu bệnh khinh an, gia đạo thái hòa, tai qua nạn khỏi, tín tâm kiên cố…
Xin được chia đều phần phước  này đến tất cả quí vị Phật tử đang hiện diện. Xin được hồi hướng quả phước thanh cao này đến chư thiên và nhân loại. Cầu mong phước báu của lễ dâng y thanh cao này được thành tựu đến cho tất cả thân bằng quyến thuộc và cầu mong thoát khỏi cảnh khổ, được an lạc lâu dài…
Những hình ảnh mà Ước Mơ Nhỏ ghi nhận:
 
 
 
 
Chính điện chùa Thiền Lâm
 
 
Tượng nhà sư  Hòa Thượng Hộ Nhẫn
 
 
Gia đình Thí chủ Minh Phương
 
 
 
Đón các Chư Tăng
 
 
Sư Thượng Tọa Tuệ Tâm và các Thí chủ
 
 
Hoan hỉ
 
Bắt đầu 3 vòng diễu Phật
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Cung thỉnh các Chư tăng vào chính điện
 
 
 
 
 
Điều khiển hành lễ: Đại đức Chơn Hũu
 
 
Dâng hoa
 
 
 
 
Hoan hỉ
 
Dâng Y
Đại đức dánh dấu vào Y
 
 
Thí chủ Minh Phương đọc lời cảm tạ và hồi hướng công đức
 
Nhà sư thuyết pháp
 
Còn tiếp.
Bài và ảnh: VietHoa

Tin mới hơn:
Tin trước đây:
Ông : Đăng Thọ Dũng
Emai: dangthodung@yahoo.com
Số TK  Ước Mơ Nhỏ - Đặng Thọ Dũng: 2009206008503
Tại: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Chợ Mới, Đà Nẵng 
                                                                                                                                                                                                

Sống là cho…
Triết học phương đông có câu: “Làm cho mình là làm cho cuộc sống, còn làm cho người là làm cho cuộc đời!”.
Với quan điểm nhân thiện, câu nói trên đã đi xuyên suốt lịch sử và làm nền tảng nhân ái của loài người. Đối với chúng tôi nó có một ý nghĩa cực kỳ sâu sắc...
  • Tin mới

  • Đọc nhiều nhất