Ước Mơ Nhỏ - Tất cả vì trẻ em nghèo

Tường thuật Lễ thọ Sadi giới

  Thông thường, khi muốn xuất gia tu hành, nương nhờ cửa Phật thì chỉ cần vị sư chủ  trì của Chùa đồng ý cho phép. Thời gian thử thách đối với chú Tiểu hoặc chú Điệu (có thể gọi là Giới Tử) cũng tùy từng chùa và ý chí, yêu cầu của vị Thượng tọa.
.
 Nhưng ở Phật Giáo Nam Tông, việc thọ giới, chấp nhận một Giới Tự và hàng ngũ Sadi được tổ chức bài bản và trang trọng hơn.

Ông Đặng Thọ Dũng, thông báo cho chúng tôi một tin vui là Thượng tọa Pháp Tông, trụ trì chùa Huyền Không  và Hòa Thượng Viên Minh – Ngài chủ trì chùa Bửu Long- người được Phật giáo Nam Tông Thừa Thiên Huế cung thỉnh về Huế làm lễ thọ Sadi giới, đồng ý cho dự khán và ghi hình trong một buổi lễ thọ giới, xuất gia của 3 nhà sư sau những năm tháng tu phụng và làm công quả. Đó là:

1/ PHAN TRỌNG HIẾU; Pháp danh: Hiếu Phúc, Sinh ngày: 10/03/1996 tại Can Lộc, Hà Tĩnh; Năm xuất gia: 2007; Hiện tu học tại: chùa Huyền Không, thuộc xã Hương Hồ, Hương Trà, Thừa Thiên Huế.
2/ NGUYỄN ĐĂNG LŨY; Pháp danh: Đạo Tâm, Sinh ngày: 11/1/1999 tại Hương Hồ, Hương Trà, Thừa Thiên Huế; Năm xuất gia: 2010
Hiện tu học tại: chùa Huyền Không, Hương Hồ, Hương Trà, Thừa Thiên Huế.
3/ LÊ NGỌC TUẤN; Pháp danh: Chơn Phúc, Sinh ngày: 10/06/1984 tại Hương Thủy, Thừa Thiên Huế; Năm xuất gia: 2010

Buổi lễ thọ giới cho 3 vị trên tổ chức vào ngày 01/7/2013 tai Chùa Huyền Không I.

Được vinh hạnh dự buổi lễ thọ giới, người viết bài thực sự ngạc nhiên. Tôi ngạc nhiên bởi bản thân cũng đã từng chứng kiến một số lần xuất gia, xuống tóc, qui y và cả những lễ thọ phong của một số chùa, một số nơi nhưng cách tiến hành bài bản và trang trọng như Nam Tông Thừa Thiên Huế tổ chức thì rất hiếm.

Phật giáo Nam Tông Thừa Thiên Huế tổ chức mời Hòa thượng Viên Minh, ngài là một trong 4 vị trụ trì Chùa Bửu Long theo thứ tự:
 Hòa thượng Hộ Tông
Thượng tọa Lão Tâm
   Ðại Đức Bửu Ðức
  Hòa Thượng Viên Minh

Thiền viện Bửu Long ngày nay được xem như là Tổ đình của Phật giáo Nam Tông Việt Nam, Tổ đình ở đây không có nghĩa là ngôi chùa đầu tiên của Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam, mà là địa điểm cư ngụ và tôn thờ vị khai sáng Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam.

Hòa Thượng Viên Minh được coi là vị Trưởng lão có uy tín nhất trong Chư tăng ni của Phật giáo Nam Tông Việt Nam hiện nay.

Hôm nay, sau những ngày du giảng pháp tại nước ngoài, Hòa Thượng về Huyền Không  chủ trì lễ thọ giới cho 3 Giới Tử trên.

 8 giờ sáng, buổi lễ bắt đầu. Các Phật tử xa gần có mặt đông đủ tại Huyền Không. Mọi người đọc kinh, cầu nguyện khoảng 1 giờ đồng hồ thì các Chư tăng ni xuất hiện. Dẫn đầu và dưới lọng vàng là Hòa Thượng Viên Minh, theo sau là thượng tọa Pháp Tông và các Chư tăng ni chủ chốt của Phật giáo Nam Tông Thừa Thiên Huế.

Sau những thủ tục cung thỉnh, bái lễ, Đại Đức Chơn Hữu, người dẫn chương trình trịnh trọng giới thiệu, yêu cầu 3 vị Sadi tương lai tiến vào chánh điện. Từ phút này, các công đoạn kiểm tra kinh pháp, xét hỏi nguyện vọng, vấn lục qui tắc…đều được dùng bằng tiếng Pali.

Xúc động nhất là giây phút 3 nhà sư bái biệt thân mẫu của mình để nương nhờ cửa Phật. Những cúi lạy, những phần quà dâng trả nghĩa sinh thành và những lời thì thầm nghẹn ngào. Lời kinh cầu cứ vang lên như những phút biệt ly. Hầu như toàn thể phật tử có mặt hôm nay đều phục quì và chắp tay, mặc cho những giọt nước mắt lăn dài trên má. Những giọt nước mắt hằn trên đôi gò má nhăn nheo của các bà mẹ; đỏ hoe trong khóe mắt của các vị phương trưởng và phớt nhòe trên gò má trẻ trung của nam nữ thanh niên…
Kính cha mẹ nguồn Ân cao cả
Dẫu muôn thân vạn thủa khôn đền...
KÍnh lạy mẹ ơn thiêng hiển hiện,
Suối từ bi vô thượng Nhân gian...(trích kinh tụng)

Vâng! Có hiểu về qui tắc của người tu hành mới thấy hết ý nghĩa của cái thời khắc cảm động và thiêng liêng này. Bởi, khi đã xuất gia (và nhất là khi đã chính thức trở thành một nhà sư), với gia đình, cá thể nhà sư dù không “tử biệt” nhưng kể như đã “sinh ly”. Một Sadi khi đã đắp y thì mặc nhiên họ đã là người “Hết mình vì việc chung” và “Quên mình vì Phật pháp”. Họ không còn (hay là vượt lên) khỏi nghĩa vụ và trách nhiệm đối với gia đình, cha mẹ mà trách nhiệm của họ là trách nhiệm với chúng sinh. (hoặc cũng có thể, theo Phật giáo Nam Tông thì đơn thuần giải thoát bản thân)

Cũng từ lẽ ấy, sau khi thọ phong và đắp y ngay cả bậc sinh thành ra họ khi gặp cũng cúi lạy vị sư này cầu phước như mọi người khác.

Cũng từ lẽ ấy, từ khi thọ giới, Phật giáo có thêm một nhà sư áo vàng niệm cầu cho đại độ chúng sinh, truyền bá phật học, tụng kệ…

Với quản trị xã hội, các Chư tăng ni cùng kết hợp chính quyền, các tôn giáo khác và các tổ chức xã hội giáo dục, định hướng nhân bản, hướng tới Chân-Thiện-Mỹ…

 
Trở lại với 3 nhà sư thọ Sadi giới, kể từ phút bái biệt và dâng quà lên cha mẹ sinh thành, họ trở lại trước thềm Chư tăng ni dâng đèn, khăn, áo…và thỉnh cầu Trưởng lão chấp nhận. Hòa Thượng Viên Minh kiểm tra hoằng pháp, chấp nhận và khoác áo nhà chùa lên người cho từng vị Sadi trong sự hoan hỉ của chư tăng và phật tử.
Với người viết và ghi lại những hình ảnh buổi lễ này: tôi hoàn toàn là một người ngoại đạo. Thậm chí, tôi còn không đủ hiểu biết và phẩm chất có thể trở thành Phật tử. Góc nhìn của tôi vào ba vị tăng kia mang đậm dấu hỏi và chờ đợi. Vẫn biết, theo Nam Tông Phật giáo thì tu là tự giải thoát là chính, nhưng tôi vẫn chờ đợi những cách Hoằng Pháp theo sứ mệnh của mỗi vị. Chúng ta sẽ có thêm những nhà giảng Pháp, soạn Kinh, Lương y, Giáo dục... hoặc các hoạt động từ thiện cùng hỗ trợ dân sinh trong tương lai?
Có lẽ, không chỉ bản thân tôi, các vị Thượng Tọa, đông đảo Phật tử và bất cứ người Việt Nam yêu quê hương đất nước mình đều kỳ vọng và mong muốn.

Sau đó là việc xếp chỗ ngồi cho 3 vị Sadi, họ yên vị rồi nhận cúng dường của phật tử, chủ yếu gồm tứ vật dụng cần thiết hàng ngày…

Các nghi lễ chấm dứt. Cuối cùng là sự giao lưu giữa Chư tăng ni và Phật tử. Sự kiện chấm dứt lúc 11 giờ để các Chư Tăng trai giới vì Phật giáo Nam Tông chỉ dùng thiện mỗi ngày 1 bữa chính dùng xong trước Ngọ (12 giờ trưa).
Hình ảnh:
 
Các Phật tử tụng kinh:
Trước Tam bảo uy linh tối thượng
Đèn trầm hương tâm niệm chí thành
Nguyện cầu pháp giới chúng sanh
Nhất là cha mẹ muôn phần phước duyên...(trích Kinh tụng)
 
Hòa Thượng  Viên Minh dẫn đầu đoàn Chư Tăng Ni tiến vào Tam Bảo
 
Phật Tử quì lễ cung thỉnh Ngài
 
 
 
Các Chư Tăng Ni bái Phật Tổ
 
 
 
Nhận lễ từ các Phật tử
 
 
3 vị Giới Tự quì gối tiến vào lễ ra mắt
 
 Đại Đức Chơn Hữu, trụ trì chùa Định Quang làm trách nhiệm MC cho buổi lễ 
3 chú Điệu dâng hoa, dâng quà bái biệt Mẹ, Cha để bước chân vĩnh viễn về với Phật. Kể từ đây dù gần mặt nhưng phải
cách lòng. Những bái lạy cuối cùng của người con với cha mẹ mình..
 
Công lao sinh thành và đưỡng dục, chúng con xin ghi tạc...

 
Hòa Thượng Viên Minh, mỗi lời của ngài đều nói về Hoằng Pháp. Được giảng pháp cho chúng sinh và phật tử là sự hoan hỉ 
 
 
Họ chắp tay, ôm áo nhà chùa tiến về Chính điện theo tiếng gọi của Hoằng Pháp; bỏ lại sau lưng mình tất cả lụy phiền của cuộc sống; Bỏ lại sau lưng cả những mơ hồ tiện nghi cao cấp từng có lúc định hình nhạt nhòa trong mơ ước....
Họ quì xuống tiến về phía những người Thầy, nguyện mong bề trên chấp nhận, tiếp nhận cho đệ tử theo chân, nối gót trên con đường kinh kệ đầy gian nan và khổ hạnh...
 
 
 
Hòa Thượng  thay mặt cho chư tang ni nhận áo...
 
 Và ban khoác lên người cho đệ tử...
 
 
 
3 vị Sadi dâng quà và đèn hương lên Hòa Thượng và các Thượng Tọa
 
 
 
 
 
 
Hòa Thượng Viên Minh nhủ rằng:" Những bao thư cúng dường  được giao về cho thủ quĩ quản lý vì theo qui định, sadi mới chưa nên cầm tiền mà chỉ nên nhận tứ vật dụng cần thiết. Các Sadi mới thâu nhận nên có lớp học đặc biệt để vững vàng nhận thức với vị trí mới...
Các nhà sư mới thọ giới nhận lại cúng dường từ các Phật tử
 
 Ba nhà sư ngồi tại vị trí của mình...

 
Cuộc đời cầm máy chụp hình của tôi không có nhiều sự lạ. Nhưng bức hình tôi chụp Hòa Thượng Viên Minh thì có một vầng hào quang viền lại. Rồi cũng chỉ là tấm duy nhất dẫu rằng sau đó, tôi  có chụp nhiều lần Hòa Thượng Viên MInh và Thượng Tọa Pháp Tông ngồi tại vị trí này, nhưng không hề còn có vầng sáng kia...
 
 
Từ trái sang:Tác giả, Trưởng lão Viên Minh, Đặng Thọ Dũng và Nguyễn Mạnh Hùng

Bài và ảnh: ViêtHoa
 
Kỳ sau: luận về Sơn Thượng, Sơn Trung và Sơn Hạ của Nam Tông Thừa Thiên Huế
 
 

Tin mới hơn:
Tin trước đây:
Ông : Đăng Thọ Dũng
Emai: dangthodung@yahoo.com
Số TK  Ước Mơ Nhỏ - Đặng Thọ Dũng: 2009206008503
Tại: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Chợ Mới, Đà Nẵng 
                                                                                                                                                                                                

Sống là cho…
Triết học phương đông có câu: “Làm cho mình là làm cho cuộc sống, còn làm cho người là làm cho cuộc đời!”.
Với quan điểm nhân thiện, câu nói trên đã đi xuyên suốt lịch sử và làm nền tảng nhân ái của loài người. Đối với chúng tôi nó có một ý nghĩa cực kỳ sâu sắc...
  • Tin mới

  • Đọc nhiều nhất