Ước Mơ Nhỏ - Tất cả vì trẻ em nghèo

HỌC SINH BỎ HỌC Ở MIỀN TÂY NAM BỘ- UMN LÀM GÌ?

   Ngày 24 tháng 6 Năm 2009 Tp. Cần Thơ chính thức được chính phủ ra quyết định công nhận là đô thị loại I của Việt Nam thuộc vùng kinh tế trọng điểm của ĐBSCL và là vùng kinh tế trọng điểm thứ 4 của Việt Nam. Tp. Cần Thơ hứa hẹn sẽ cố gắng xây dựng một thành phố phát triển toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội …
. đặc biệt là phát triển ngành giáo dục bởi lẻ không chỉ riêng Việt Nam mà các nước trên thế giới đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Cùng với xu hướng trên, tp. Cần Thơ luôn tạo điều kiện để nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho tp. Cần Thơ nói riêng và Việt Nam nói chung. Tuy nhiên thời gian gần đây vẫn còn không íthọc sinh bỏ học. Tình trạng bỏ học khiến cho những ai có tâm huyết với ngành giáo dục không khỏi boăn khoăn.

Trong quá trình phát triển của quĩ Ước Mơ Nhỏ, chúng tôi là những cán bộ được giao khảo sát tình hình này ở phạm vi hai huyện Ô Môn và Quận Thốt Nốt thuộc tp. Cần Thơ.

Các số liệu thu thập nhanh: Tính từ tháng 8/2012 Quận Thốt Nốt có khoảng trên 20 ngàn học sinh đến trường từ các cấp nhà trẻ mẫu giáo cho đến THPT trong đó nhà trẻ khoảng 290 cháu, mẫu giáo 4013 cháu, 11.026 em tiểu học, TPCS 6403 em và 3126 em THPT. Đến cuối tháng 3 năm 2013 con số trên đã giảm xuống nhà trẻ và mẫu giáo vẫn giao động ở mức ban đầu, riêng tiểu học, THCS, THPT có nhiều trường hợp bỏ học, tiểu học giảm 25 học sinh tương đương 0,17%, THCS giảm 65 học sinh tương đương 0,87%, THPT giảm 21 học sinh tương đường 0,14% con số này cũng chênh lệch không nhiều so với Quận Ô Môn ở thời điểm trên. Ô Môn cũng có khoảng 25 ngàn học sinh tính từ cấp nhà trẻ đến THPT đến trường, số lượng học sinh bỏ học cũng xảy ra ở cấp tiểu học, THCS và THPT, tiểu học có 17/10.416 học sinh bỏ học tương đường 0,16%, THCS 54/6502 học sinh bỏ học tương đương 0,85%.

Thời gian không nhiều, Cán bộ khảo sát của UMN chưa có điều kiện thâm nhập sâu tới các vùng sâu, vùng xa ở nông thôn, nhưng theo phản ảnh của một số bà con thì việc bỏ học, dứt học của học sinh tại các vùng nông thôn xa xôi phổ biến hơn nhiều.

Học sinh bỏ học sẽ lôi kéo thêm nhiều hệ lụy sau này không chỉ ảnh hưởng cho cá nhân, gia đình nói riêng và nhà trường, xã hội nói chung. Khi bỏ học các em dể có tâm trạng chán nản dễ bị kích động lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật … Vì vậy việc tìm ra nguyên nhân cũng như những giải pháp khắc phục kịp thời là một việc làm cần thiết và cấp bách.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học. Nguyên nhân trước hết có lẽ là các em học sinh mất kiến thức căn bản nên việc tiếp thu kiến thức rất khó khăn, không theo kịp chương trình giảng dạy. Vì thế dẫn đến tình trạng học sinh bị lưu ban. Có thể nói theo tâm lý chung đã trở thành lưu ban thì ít em học sinh nào có đủ bản lãnh để tiếp tục học lại, do mặc cảm với các bạn bè đồng trang lứa. Đối với Quận Ô Môn, Quận Thốt Nốt thuộc địa bàn Tp.Cần Thơ nói riêng và cả nước nói chung một nguyên nhân cũng không kém phần quan trọng chi phối các em học sinh là do gia đình nghèo, các em không có điều kiện đến trường hay các em nghỉ học để phụ giúp cha mẹ tìm cách mưu sinh, có em vừa học vừa làm nên ít thời gian lo việc học dẫn đến tiếp thu chậm mất kiến thức ngay từ lúc đầu, không theo kịp bạn bè chán nản nên bỏ học, một số em nghiện internet nên sa sút việc học phải ở lại lớp.

Một nguyên nhân tiếp theo là sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và PHHS đối với việc quản lý những trường hợp cá biệt chưa thật sự chặt chẽ. Việc phân loại học sinh yếu kém ngay từ đầu năm hoc và kế hoạch bồi dưỡng phụ đạo chưa thật sự tích cực.Thiết nghĩ đối với những em biếng học, cá biệt thì việc ngồi học xuyên suốt trong các tiết học là một việc rất khó khăn không phải em nào cũng làm được, từ đó các em sẽ hình thành suy nghỉ trốn học. đương nhiên, trốn học nhiều lần thì kết quả học tập sẽ giảm sút, điểm tổng kết cuối năm sẽ không đủ để lên lớp từ đó dẫn đến lưu ban. Bên cạnh đó, do cuộc sống còn quá nhiều vất vả, nên phụ huynh chỉ lo kiếm tiền mưu sinh không có thời gian quan tâm nhiều đến việc học của con em mình ..

Điều đáng suy nghĩ nhất với quĩ Ước Mơ Nhỏ là học sinh bỏ học do hoàn cảnh các em quá khó khăn, gia đình không đủ điều kiện chăm lo cho các em ăn học. Các trường hợp này rơi vào các xã thuộc vùng sâu vùng xa của quận. Nhiều em học sinh rất ham học, có ý chí phải từ bỏ ước mơ chỉ vì gia đình nghèo.

Chỉ vì nghèo mà các em không thể thực hiện ước mơ học đường. Ban lãnh đạo Ước Mơ Nhỏ khi thành lập quĩ lúc nào cũng trăn trở bởi điều này. Những người thực hiện ấp ủ những ước mơ cháy bỏng rằng: Quĩ ước mơ nhỏ vươn đến hết các tỉnh Miền Trung, về Biên giới và hiện diện tại Miền Tây Nam Bộ để đi cùng ước mơ học đường của các em.
 
 
 
Sau khi có những kết quả khảo sát cùng với những chuyến đi thực tế, đầu năm 2013, Ban lãnh Đạo Ươc Mơ Nhỏ đề ra kế hoạch tìm kiếm nhà tài trợ, vận động anh em, bè bạn và đồng nghiệp phát tâm…

Quĩ đã ráo riết lên phương án, vận động, khảo sát…chuẩn bị cho việc trao học bổng đến các học sinh em nghèo, chăm học tại Miền Tây Nam Bộ.

Không hẹn mà gặp. Tâm tư và lòng thiện nguyện của những tấm lòng vàng đã gặp nhau. Ngày 26/3/2013, sau khi nghe báo cáo tình hình khảo sát, tình hình phát triển quĩ, Ban Đại Diện quĩ Uớc Mơ Nhỏ tại Miền Tây Nam Bộ chính thức được thành lập tại trụ sở Công ty PV Oil MeKong, thành phố cần Thơ.

Với tinh thần:

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Cuộc họp diễn ra rất thành công với sự góp mặt của nhiều cán bộ cao cấp thuộc Ban giám đốc, Đảng Uỷ, BCH Đoàn, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên… thuộc công ty dầu khí MeKong.

Ban lãnh đạo của ban đại diện Ước Mơ Nhỏ gồm những cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Công ty, Công Đoàn và Đoàn Thanh Niên

Đến dự và chứng kiến lễ ra mắt có ông Việt Hoà, trưởng ban biên tập website, ông Ngô Minh Tân, cán bộ khảo sát, cộng tác viên Ước Mơ Nhỏ tại Miền Tây.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Lưu Văn Nguyện, Chủ tịch ban đại diện UMN miền TNB hy vọng rằng tập thể CBCNV chúng ta, những người bạn đối tác đồng hành thiện nguyện của chúng ta có thể tiếp tục nâng bước các em học sinh nghèo đến trường để các em có thể duy trì ước mơ của mình.

Ban đại diện UMN miền TNB đã đề ra mục tiêu hoạt động, mong rằng đến mùa khai giảng năm học 2013-2014, UMN có thể trao đến tay các em khoảng 20 suất học bổng đầy ý nghĩa cho các em học sinh nghèo vượt khó. Chúng tôi tin rằng với phương chăm “học là cách để thoát nghèo” UMN sẽ ngày càng vững mạnh phát triển rộng khắp cả nước từ Bắc chí Nam, không chỉ riêng UMN mà mỗi chúng ta, mỗi cá nhân cũng có thể làm được những việc làm đầy ý nghĩa như UMN.

Như vậy, sau nhiều ngày ấp ủ và dự định, cho đến hôm nay – năm học 2013- 2014 tấm lòng của anh em trong Đại gia đình Ước Mơ Nhỏ đã vươn tới Miền Tây Nam Bộ.

Dù rằng, những suất học bổng còn khiêm tốn, chưa đáp ứng được sự mong chờ của nhiều em học sinh đang cần sự giúp đỡ. Nhưng bước đầu, đây là sự chung tay của Ước Mơ Nhỏ nói chung và PV Oil MeKong nói riêng cùng với các tổ chức từ thiện khác  đến với trẻ em nghèo Miền Tây Nam Bộ.
 

 
 
 
 
 
MINH TÂN Cộng tác viên UMN Tại MT (gia đình UOCMONHO) 0939428728
Bài: Minh Tân; ảnh VietHoa + suu tam
 

Tin mới hơn:
Tin trước đây:
Ông : Đăng Thọ Dũng
Emai: dangthodung@yahoo.com
Số TK  Ước Mơ Nhỏ - Đặng Thọ Dũng: 2009206008503
Tại: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Chợ Mới, Đà Nẵng 
                                                                                                                                                                                                

Sống là cho…
Triết học phương đông có câu: “Làm cho mình là làm cho cuộc sống, còn làm cho người là làm cho cuộc đời!”.
Với quan điểm nhân thiện, câu nói trên đã đi xuyên suốt lịch sử và làm nền tảng nhân ái của loài người. Đối với chúng tôi nó có một ý nghĩa cực kỳ sâu sắc...
  • Tin mới

  • Đọc nhiều nhất