Ước Mơ Nhỏ - Tất cả vì trẻ em nghèo

Trò chuyện với Anh Hùng Ku Tríp

 Chúng tôi theo đường lộ để đến nhà Anh Hùng Ku Tríp. Nhà ông rất dễ tìm vì trước nhà có bàng NHÀ TÌNH NGHĨA do Tổng cục II xây tặng. Khi chúng tôi tới, ông đang nằm ngủ. Ông bảo gìa rồi, thi thoảng có những cơn lạnh bất chợt.

Năm nay Ông Ku Tríp 70 tuổi. Năm 1960, người thanh niên Ku Tríp tham gia Cách Mạng. Ông vào dân quân và rất nhanh chóng, ông chứng minh tinh thần gan dạ và quả cảm của mình và phụ trách Xã đội trưởng.

Ông mời chúng tôi cùng ngồi xuống bậu cửa. Đôi mắt còn tinh tường của ông nhìn ra thung lũng. Ông bảo:” Xa xa kia, ngày xưa là địa bàn chiến đấu của ông và đồng đội. Ác liệt lắm! có ngày chúng tôi đánh tới 3 trận. Nhiều khi, đánh giặc nhịn cơm. Bụng đang đói mà lúc hăng lên cũng coi như không. Ông bảo có ngày ông tiêu diệt tới 30 tên địch. Ác liệt nhất theo ông vẫn là những trận đánh trên đồi A Bia (địch gọi là đồi…thịt băm) và giai đoạn đánh sân bay A So quãng 1970-1971.

.

Quãng năm 1965 - 1967, địch liên tục rải chất độc hóa học, cây cối, hoa màu cháy rụi, người chết rất nhiều. Hơn một tháng trời, địch dùng đến 13 tiểu đoàn, trong đó có 8 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ, với đủ xe tăng, máy bay đánh lên A Bia hòng cắt đứt đường vận chuyển của Đoàn 559. Nhưng kết cục 1.500 tên địch đã bị tiêu diệt, trong đó có 1.000 lính Mỹ, xác chất thành gò, máu chảy thành suối, giờ vẫn còn con suối mang tên “Suối máu”. Khi đó, báo chí Mỹ đã chua chát gọi đồi A Bia là đồi “Bi Ai”, đồi "thịt băm"...

Sân bay A So, A Lưới  là nơi tập kết, vận chuyển quân địch và chất hóa học, thiết bị quân sự dùng cho những trận càn, đánh phá đường mòn Hồ Chí Minh và các căn cứ Hậu cần của ta tại Trường Sơn. Lúc này, phương châm đánh du kích của ta là tìm cách tiêu diệt và phá hủy máy bay địch. Chỉ trong vòng 4 năm, với phương châm đánh du kích, những người Anh Hùng A Lưới (trong đó có Ku Tríp) cùng dân qau6n du kích tiêu diệt hơn 100 máy bay trực thăng và máy bay vận tải, trinh sát…đủ loại. Riêng du kích Hương Lâm của ông thống kê sơ sơ cũng diệt hơn hai chục máy bay…

Trò chuyện giữa mảnh vườn xanh ngút ngàn màu lá, Anh hùng Ku Tríp bồi hồi nhắc đến những đồng đội thân thiết nhiều năm sát cánh bên nhau chiến đấu đã ngã xuống như Quynh Sau, Quynh Nam…Với riêng ông, biết bao nhiêu trận đánh ác liệt như vậy nhưng không hề bị thương. Ông bảo:” Không hiểu sao. Hình như bom đạn nó tránh mình. Hiện vẫn còn đó một số đồng đội ngày xưa. Họ thích đi chiến đấu cùng với mình một phần cũng là chia sẻ kinh nghiệm đánh địch mà tránh được tổn thất…

Ông Ku Tríp có 1 người con gái hiện lấy chồng xa; bên cạnh ông bây giờ là con trai nuôi. Anh này ngyên là cháu ruột, con của người anh trai. Ông đặt tên là Quynh Bơm…

Khi chúng tôi đề nghị ông cùng trở lại những điểm chiến ác liệt của mình và du kích Hương Lâm xưa, ông bảo mình cũng quên nhiều rồi nhưng như sân bay A So thì chẳng bao giờ quên được dẫu rằng bay giờ dân tới ở, dân khai hoang trồng tỉa xanh kín;  Ngay cả đồi A Bia ngày xưa xác xơ, trụi lủi xám ngoẹt màu tro than chiến tranh bây giờ cũng thành những điểm du lịch sầm uất rồi…

Vâng, mai kia, những địa danh từ  Đông Sơn, Hương Phong – Hương Lâm và A Roàng, kéo dài từ ngã ba Hương Lâm – Đông Sơn đến cửa khẩu A Đớt… trở thành những thị trấn vệ tinh, những con đường du lịch, buôn bán. Vùng đất này từng ngày thay da đổi thịt và vươn lên mạnh mẽ. Nhưng chắc chắn tiếng khèn của nghệ sĩ Nguyễn Tiến Đời, nụ cười bình dị với hàm răng đều tắp của người anh hùng Ku Tríp, dáng vẻ bình dân của anh hùng Hồ Đức Vai, giọng nói đầy nhiệt tình và gương đánh địch gan dạ, đầy chất nghệ sĩ của nữ anh hùng Kan Lịch…còn mãi đó- những pho sử sống hào hùng của Đại ngàn Trường Sơn!

Được biết chúng tôi là đoàn công tác của quĩ Uocmonho, đã nhận phụng dưỡng suốt đời cho 5 anh hùng A Lưới, ông Ku Tríp cảm động và vui lắm. Nắm tay tôi, ông bảo: các bạn đã làm được một việc tuyệt vời cho A Lưới khi chung tay cùng PV Oil xây dựng cho các cháu học sinh một ngôi trường mà hôm trước ông có đi dự lễ khởi công. Cái xiết tay của người Anh hùng còn thật mạnh mẽ. Trong cái xiết tay ấy, tôi như thấy cả sự ấm áp trỗi dậy của sức sống Trường Sơn. Ông cười hiền lành: Nếu các bạn có thời gian, tôi sẽ đưa mọi người trở lại A So và kể cả lên A Đớt- nơi biên giới hiểm trở mà ngày xưa chúng tôi làm căn cứ tập kết đánh địch…các bạn sẽ thấy rõ nét hơn rằng: tại sao A Lưới nhiều Anh Hùng như thế và có đến 50 % xã trong huyện được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực Lượng Vũ trang

Vâng! Chắc chắn rồi. Chúng tôi – Uocmonho sẽ trở lại với những chương trình về nguồn đầy ý nghĩa…

 

Uoc Mo nho trò chuyện với anh hùng Ku Tríp. Họ cùng nhìn ra xa xăm, nơi thung lũng ác liệt năm xưa

Đồi A Bia hôm nay (ảnh trái) và cũng nó ( A Bia -Đồi thịt băm) cách đây 40 năm (ảnh phải)

Đường lên A Lưới năm xưa (ảnh trên) và hiện nay (ảnh dưới)

 

Hầm A Roàng

Lễ khởi công trường tiểu học Hồng Thượng. Anh Hùng Ku Tríp ngồi bìa trái

Bài: Việt Phương

Ảnh: sưu tầm và sử dụng của đồng nghiệp

Ông : Đăng Thọ Dũng
Emai: dangthodung@yahoo.com
Số TK  Ước Mơ Nhỏ - Đặng Thọ Dũng: 2009206008503
Tại: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Chợ Mới, Đà Nẵng 
                                                                                                                                                                                                

Sống là cho…
Triết học phương đông có câu: “Làm cho mình là làm cho cuộc sống, còn làm cho người là làm cho cuộc đời!”.
Với quan điểm nhân thiện, câu nói trên đã đi xuyên suốt lịch sử và làm nền tảng nhân ái của loài người. Đối với chúng tôi nó có một ý nghĩa cực kỳ sâu sắc...
  • Tin mới

  • Đọc nhiều nhất